Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển trí năng của trẻ

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 40)

Sau khi sinh được 2 đến 3 tuần, trẻ bắt đầu phát triển thính giác và có khả năng nghe nhạc. Cùng với sự phát triển của thính giác, nếu cho trẻ nghe nhạc một cách hợp lý thì có thể giúp trẻ thêm hứng khởi, giúp thính giác phát triển. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật bước vào tâm hồn trẻ một cách sớm nhất. Thường xuyên cho trẻ nghe những bản nhạc hay sẽ giúp trẻ luôn vui vẻ, góp

phần bồi dưỡng tư duy và tình cảm cho trẻ. Đây là một phương pháp quan trọng để giáo dục thẩm mĩ đối với trẻ. Thưởng thức âm nhạc có thể làm phong phú tri thức của trẻ, phát triển trí lực, bồi dưỡng khả năng phân biệt đúng-sai, đẹp-xấu. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật mà trẻ luôn ưa thích. Chủ động bồi đắp về âm nhạc sẽ có lợi cho phát triển năng lực ghi nhớ, khả năng nghe, trí

tưởng tượng, óc cảm thụ, sự cảm nhận tiết tấu.

a. Tạo ra môi trường âm nhạc

Tạo ra môi trường âm nhạc sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển tài năng âm nhạc của trẻ như: năng lực thính giác, sự cảm thụ âm nhạc, cảm nhận tiết tấu… Ví dụ, cho trẻ chơi các loại đồ chơi như: chuông, trống, mõ… mỗi loại đồ chơi này sẽ phát ra những âm thanh khác nhau, làm cho trẻ nảy sinh sự thích thú đối với các loại âm sắc; từ đó, kích thích trẻ tạo ra các loại âm sắc khác nhau khi chơi các loại đồ chơi này. Thường xuyên cho trẻ chơi các trò chơi có kèm yếu tố âm nhạc sẽ làm cho trẻ cảm thụ âm sắc linh hoạt hơn. Khi cha mẹ cho trẻ chơi các trò chơi có tính âm nhạc, cần quan sát kỹ phản ứng của trẻ, khi nhận ra tài năng âm nhạc của trẻ, cần sớm bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 40)