Trong cuộc sống thường ngày, trẻ sẽ rất khó tránh khỏi gặp phải một vài sự cố như xây xát, va chạm, bỏng. Do vậy, tốt nhất mỗi gia đình nên có một tủ thuốc nhỏ để đề phòng sự cố. Tủ thuốc gia đình tốt nhất nên có những loại thuốc và đồ dùng sau: 1. Cặp nhiệt độ: Khi trẻ bị sốt có thể dùng cặp nhiệt độ để đo được nhiệt độ của cơ thể trẻ. 2. Bông gòn, bông băng: Khi bị đứt tay, xây xát hay bỏng, lấy bông lau sạch vết thương bằng nước muối, khi bị va chạm nếu da không bị xước có thể vải bông lạnh để chườm… 3. Nước muối: có thể dùng để vệ sinh răng miệng. 4. Cồn: Là một trong những thứ sát trùng da có hiệu quả nhất, nồng độ cồn mà hầu hết các bác sỹ dùng là 75%. Còn sau khi pha với nước có thể dùng để lau rửa, sẽ làm cho những trẻ đang sốt cao hạ nhiệt độ. Những trẻ mới sinh nếu như bị viêm rốn có thể dùng cồn để làm sạch dây rốn. Cồn rất dễ bay hơi, vì vậy phải đựng trong bình có nắp đậy để bảo quản. 5. Cồn iốt: Là sự hợp thành của iốt hoặc kali iôt với cồn, nồng độ chủ yếu của nó là 2%~2,5%, dùng để sát trùng, nó có tác dụng diệt khuẩn. Do cồn có tính kích thích cao nên chống chỉ thị với vùng mắt và miệng. Sau khi dùng cồn iốt để sát trùng cho da, nên dùng cồn 70% để lau đi. Với trẻ mới sinh thì nên thận trọng khi dùng, đặc biệt với những trẻ quá mẫn cảm với cồn iốt thì không nên sử dụng. Các thành phần hoá học của cồn iốt không ổn định, cần phải được bảo quản trong bình tối
màu, đậy kín nắp đặt vào chỗ tối.
6. Thuốc đỏ: Là một loại thuốc sát trùng cho da. Thuốc đỏ thường dùng để trị những xây xát ngoài da, vùng da ở niêm mạc bị xây xát cũng có thể bôi bởi nó không có tính kích hoạt. Nhưng không được dùng kết hợp loại thuốc này với cồn iốt, không nên dùng loại thuốc này cho những trẻ quá mẫn cảm với thuỷ ngân. Cấm tuyệt đối không dùng quá nhiều thuốc đỏ để bôi, tránh trúng độc do
thuỷ ngân.
7. Thuốc tím: Thường dùng 1~2% dung dịch nước hoặc dung dịch cồn. Nó vừa có thể diệt vi khuẩn lại vừa có thể diệt được nấm. Thuốc tím được dùng để trị các bệnh nhiễm trùng da đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm bị mưng mủ, lở loét hay nhiễm khuẩn (như bệnh tưa lưỡi). Thuốc tím còn
có tác dụng làm se lại, rất có hiệu quả đối với bề mặt vết thương bị rữa ra. Nhưng có những lúc khi bề mặt vết thương đã đóng vẩy và khô lại nhưng ở dưới lớp vẩy vẫn còn mủ do đó phải đặc biệt chú ý. Độc tính và tính kích thích của thuốc tím tương đối nhỏ, do vậy không những có thể dùng bôi trên da mà còn có thể dùng ở vùng niêm mạc. Thuốc tím cần được bảo quản ở nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời, bình đựng phải được đậy kín để tránh bay hơi giống cồn. Đây là một loại nước oxy hoá mạnh, nó có tác dụng oxy hoá với những chất hữu cơ từ đó sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Khi dùng nó để rửa sạch vết thương hoặc khử độc cho hoa quả, thì thường pha ở nồng độ 1~5‰. Dung dịch này không thể để lâu do vậy chỉ pha khi nào dùng. Ngoài ra, nên chú ý nồng độ của dung dịch không nên quá đặc để tránh làm bỏng da. Nhất định không được để cho trẻ uống nhầm tinh thể thuốc tím hoặc những dung dịch đã qua pha chế nếu không sẽ dẫn tới
bỏng thực quản.
8. Dầu cao bôi bỏng: Dùng để chữa những vết bỏng nhẹ.
5. Phương pháp cầm máu cho vết thương
Thông thường có hai loại: vết thương đơn giản và vết thương phức tạp. Những vết thương đơn giản là chỉ những chỗ trực tiếp bị thương, nó bao gồm những xây xát ngoài da, bị dập, bị cắt vào, bị đâm hay những chỗ bị sứt. Cách chữa trị những vết thương có tính chất đơn giản cụ thể như sau: a. Sau khi trẻ bị thương, trước tiên nên xem độ rộng, chiều sâu của vết thương, có vật lạ lưu lại hay bị nhiễm trùng hay không? Nếu vết thương bị dính bụi bẩn hay những vật bẩn thì phải rửa sạch vết thương bằng nước lọc hoặc nước xà phòng. Đồng thời phải nhặt bỏ hết những vật lạ. Do có rất nhiều loại vết thương, vì vậy phải áp dụng các cách chữa trị khác nhau đối với những loại vết
thương khác nhau.
b. Sau khi bị xây xát hoặc bầm dập, nếu bị nhẹ có thể dùng thuốc đỏ để diệt trùng là có thể cầm được máu; nếu bị nặng trước tiên phải dùng bông gạc hoặc khăn tay sạch để băng bó, sau đó đưa đến bệnh viện cứu chữa, tuyệt đối không được tuỳ tiện bôi một số loại thuốc lên vết thương, cũng không được dùng vải bẩn để băng bó vết thương, như vậy rất dễ bị nhiễm khuẩn. c. Với những người sau khi bị xây xát mà rìa vết thương vẫn gọn, không bị chảy máu, ví dụ như bị dao hay thuỷ tinh cứa vào có thể dùng thuốc đỏ diệt trùng hoặc dán cao (hình con bướm) lên vết thương. Thông thường nó có thể tự làm lành vết thương mà không cần tiêm. Nếu như vết thương tương đối lớn, sâu, chảy khá nhiều máu và miệng vết thương không gọn hay những vết đứt ở ngón tay hay ở mặt thường thì cần phải khâu vết thương lại. Do đó cần phải đưa đến bác sỹ kịp thời. Trước khi đến bệnh viện phải dùng một miếng vải sạch băng vết thương lại để cầm máu, dọc đường thì nhấc cao những chỗ bị chảy máu. d. Sau khi bị đâm hoặc bị cán, nếu như là dằm đâm vào da thì tốt nhất nên dùng kim (hơ trên lửa để diệt trùng). Sau đó đâm theo chiều vết thương để lấy dằm ra, cuối cùng dùng thuốc đỏ hoặc cồn iốt
để sát trùng.
Nếu như là gỗ, tre trong đất hoặc đinh sắt chọc vào tay cho dù vết thương không to lắm nhưng lại tương đối sâu, thêm vào đó sẽ rất dễ gây nhiễm trùng. Do vậy phải lập tức đến bệnh viện cứu chữa, sau khi đã bóp ở vết thương cho máu chảy ra, ta cũng nên dùng thuốc kháng sinh và thuốc phòng
chống uốn ván ngay lúc đó.
e. Khi bị thương dẫn tới chảy máu ở đầu, ban đầu có thể chườm nước lạnh, 48 tiếng sau thì có thể chườm nóng. Nếu cơ hiện tượng sung huyết thì nên đến bệnh viện để kịp thời cứu chữa. Còn những vết thương phức tạp là để chỉ những vết thương mà không phải vết thương ở bộ phận, nó còn là những thương tích giữa các bộ phận khác với cơ quan nội tạng, ví như cùng bị gãy xương hoặc các cơ quan nội tạng bị thương. Những loại thương tổn này thường gặp khi bị tai nạn xe cộ, có
thể có những phương pháp cấp cứu dưới đây:
chẩn đoán của bác sỹ. Trên đường đến bệnh viện không nên cho bệnh nhân cử động nhiều. Với những người bị nghi là gãy xương nên dùng một thanh gỗ để giữ cố định. Nên băng vết thương bằng băng sạch để có thể cầm máu và khiến vết thương không bị nhiễm trùng. Chú ý không được băng quá chặt để tránh sự ảnh hưởng của việc cung cấp máu tới các bộ phận trên
cơ thể.
6. Chảy máu cam ở trẻ
a. Nguyên nhân
Không ít trẻ thường bị chảy máu cam. Điều này được quyết định bởi đặc điểm của trẻ. Mũi được phân thành hai lỗ bởi thành ngăn cách, ở phía dưới trước thành ngăn cách mũi có một vùng rất dễ làm chảy máu cam, trong y học người ta vẫn gọi là lá mía, niêm mạc của vùng này rất mỏng, nó dính liền với phần sụn ở phía dưới. Các đường huyết mạch ở đây rất phong phú, mạng lưới mao huyết mạch dày đặc, hầu hết đều ở trong trạng thái phơi bày một nửa. Khi bị khô niêm mạch, biểu mô bị bong, đều rất dễ bị chảy máu. Kết quả thực tiễn lâm sàng đã chỉ rõ một số nguyên nhân của bệnh:
+ Thời tiết khô, đặc biệt là thời tiết mùa đông, xuân có gió to.
+ Ngoáy mũi làm thủng niêm mạc ở mũi.
+ Trẻ hiếu động, bị ngã, bị va đập hoặc nhét vật lạ vào mũi. + Đắp quá nhiều chăn, quá nóng cũng dẫn đến chảy máu cam. Khi bị ốm hoặc mắc bệnh các bệnh có tính truyền nhiễm như cúm, sởi. Các mao huyết mạch sẽ mở rộng sức chịu đựng kém, thêm vào đó là niêm mạc cũng bị khô, lúc này lỗ mũi cũng rất dễ bị chảy máu cam. Người bị mắc bệnh ho gà khi lên cơn ho dữ dội thì đường huyết quản nhỏ cũng sẽ khuếch đại gây rạn nứt và chảy máu.
+ Viêm mũi, tắc thở.
+ Khi mắc các bệnh như máu trắng, bệnh máu chậm đông, bệnh thiếu vitamin C, K; có u ở lỗ mũi, bệnh xơ gan… sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Do vậy mà thường dẫn đến bị chảy máu.
b. Các phương pháp chữa trị
+ Trước tiên đặt trẻ ngồi một chỗ. Cách cầm máu đơn giản mà hiệu quả nhất là dùng hai tay bóp mũi là có thể ngăn không cho máu chảy ra, thông thường thì sau 2-3 phút mà trẻ không bị chảy máu nữa thì coi như đã cầm được máu. Nếu trong nhà có Ephedrin, Epi- nephrine thì có thể nhỏ lên bông và nhét vào mũi trẻ và làm theo cách trên thì hiệu quả sẽ càng cao. Tuyệt đối không được nhét giấy hoặc bông vào mũi trẻ bởi làm như vậy sẽ không thể cầm được máu một cách triệt để. Ban đầu thì tưởng rằng đã cầm được máu nhưng trên thực tế, lượng máu đó đã bị trẻ nuốt vào dạ dày. Hơn nữa, những cuộn giấy và bông không sạch còn có thể gây nhiễm trùng. + Có thể đặt lên sống mũi hoặc trán trẻ một cái khăn bông lạnh, làm cho các mạch máu co lại, như
vậy sẽ có tác dụng cầm máu.
+ Để trẻ hơi nghiêng đầu về phía trước để cho máu có thể đông ngay trong mũi. Không nên để trẻ ngửa đầu ra sau để tránh không cho máu chảy xuống dạ dày, sẽ tạo nên hiện tượng ảo là máu không
chảy ở mũi.
+ Nếu trẻ bị chảy nhiều máu thường sẽ đi cùng với một bệnh nào đó, nếu áp dụng những phương pháp trên thì sẽ không cầm được máu, nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời để tránh hiện
tượng trẻ bị choáng do mất nhiều máu.