Khuyến khích trẻ làm việc nhà

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 67)

Việc nhà là một trong những công việc mà trẻ có thể tham gia, nó vừa hình thành cho trẻ thói quen lao dộng và ý thức tự lập, giúp trẻ sớm có bản lĩnh độc lập trong cuộc sống, vừa có thể tăng cường ý thức tham gia vào công việc gia đình, yêu mến và quý trọng sự hoà thuận của gia đình. Nhìn về

tương lai của trẻ thì việc khuyến khích trẻ làm một số việc nhà càng có ý nghĩa sâu sắc. Tình yêu thương của người mẹ là vĩ dại và vô tư do đó, người mẹ luôn chăm nom đến mọi người trong gia đình một cách tỉ mỉ, chu đáo. Trong gia đình người mẹ luôn tận tâm tận lực lo toan mọi việc, làm cho các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy hài lòng. Vì thế, nhiều đứa trẻ chỉ biết

chờ sẵn mẹ mang cơm đến, không quan tâm cũng như không nhúng tay vào việc nhà. Dần dần, trẻ coi việc đó là bình thường, không hề rung động trước sự vất vả khổ cực của mẹ, coi việc hưởng thụ

của mình là điều đương nhiên. Mẹ ngày càng mệt mỏi. Trong con mắt của trẻ, mẹ cũng chỉ giống hình ảnh của những người phụ nữ khác trong gia đình như bà, cô, dì…; địa vị ngày càng thấp đi và ngày càng cô độc. Khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ tỏ ra lạnh nhạt với tất cả. Bởi vì, trẻ đã sớm mất đi ý thức "cộng đồng gia đình", trong lòng không còn tồn tại quan niệm mình là một thành viên trong gia đình. Đây là bi kịch của người mẹ, cũng là bi kịch của gia đình! Trong một gia đình, nếu người

mẹ càng mạnh mẽ thì càng dễ nảy sinh bi kịch này.

Để tránh loại bi kịch này, cách duy nhất là khuyến khích trẻ làm một số việc nhà, hãy để cho trẻ sớm nhận biết nỗi khổ của cha mẹ. Điều đó vừa có ý nghĩa rằng: trẻ cảm nhận được chút "quyền lợi" về tình cảm gia đình, đồng thời phải có ý thức báo đáp lại tình cảm đó; trẻ cũng đồng thời nhận được sự chăm sóc ân cần của cha mẹ, lại vừa giúp đỡ cha mẹ một

số việc theo khả năng của mình, biến sự phục vụ đơn phương của cha mẹ dành cho con c

thành sự hỗ trợ song phương giữa cha mẹ và trẻ; trẻ nhận thức được bản thân mình là một thành viên của gia đình, nâng cao tinh thần trách nhiệm. Ai có thể nghĩ rằng: một đứa trẻ không tham gia chút công việc gia đình nào và chẳng có chút tình yêu thương cha mẹ lại trở thành một người yêu lao động và yêu nhân dân?

Cũng phải nói thêm rằng khi trẻ tập làm việc nhà thì khó tránh khỏi tình trạng: quét nhà không sạch, giặt quần áo không sạch, nấu cơm chưa chín, thậm chí còn làm vỡ một số bình, lọ… Cha mẹ không được trách móc mà cần tận tình khuyên bảo, không được chấm dứt việc làm của trẻ mà phải khuyến khích. Làm như thế sau một thời gian, đôi tay non nớt vụng về của trẻ sẽ trở thành một đôi tay linh hoạt biết giúp đỡ người khác và biết làm việc một cách độc lập, tự chủ.

46. Từng bước nắm vững phương pháp học tập

Tổ chức Văn hoá, giáo dục và khoa học của Liên hợp quốc (UN- ESCO) trong một báo cáo chuyên đề đã chỉ ra rằng: "Trong tương lai, người mù chữ không phải là người không biết chữ mà chính là những người không còn biết mình đã học được những gì". Dự báo này đã chỉ rõ rằng: Nắm bắt được phương pháp học tập khoa học và biết vận dụng nó sẽ trở thành một trong những yếu tố quan trọng của người hiện đại. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của phương pháp học và việc nắm bắt phương pháp. Hiển nhiên là trong cuộc sống ta cũng bắt gặp không ít những đứa trẻ có phương pháp học tập chưa thật sự khoa học. Những đứa trẻ này đã hết sức cố gắng, tốn rất nhiều thời gian,

học hành vất vả nhưng không có hiệu quả.

Có học sinh không biết ôn tập môn ngữ văn thế nào, khi nào có yêu cầu ôn tập là chép lại từ mới, học thuộc lòng chú thích, xem qua nội dung bài khóa. Khi chép thuộc từ, dịch xong bài thì cũng kết thúc ôn tập. Thời gian sau đó, mỗi khi phải ôn Văn, cậu thường chủ quan cho rằng đó là một công việc dễ dàng hoặc không cần thiết phải ôn tập. Thực ra, cũng cần nắm vững phương pháp khi ôn

tập ngữ văn:

a. Ôn tập một cách có kế hoạch. Trước tiên, hãy xem lướt qua nội dung tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm phụ, xác định được đã nắm chắc hoặc chưa chắc phần nào. Sau đó, căn cứ vào mức độ nặng - nhẹ của bài văn, cần thiết học thuộc hay chưa để có kế hoạch đầu tư thời gian cho phù hợp. b. Tập trung vào phần chính hoặc phần khó, loại bỏ những trở ngại về mặt từ ngữ, cần đọc rõ từng

chữ, không viết sai.

c. Nói rõ bài văn miêu tả cụ thể những gì, vì sao lại miêu tả như vậy, bao gồm những từ ngữ quan trọng nào, có thể thay thế những từ ngữ đó được không, vì sao? d. Nói rõ bài văn được viết theo cách thức nào, sử dụng biện pháp tu từ gì, hình thức, kết cấu, và cách miêu tả có gì đặc sắc, vì sao lại sử dụng cách miêu tả như vậy? e. Kiểm tra lại phần câu hỏi mà trước đây đã trả lời, nghiên cứu kỹ nguyên nhân dẫn đến sai lầm, hiện tại đã hiểu hay chưa. Theo phương pháp này, nếu ôn tập vài lần thì sau đó sẽ dễ dàng hơn khi

phân tích các bài văn khác. Có em học sinh khi ôn tập môn toán chỉ biết vùi đầu vào làm bài tập, như vậy là không tốt. Trước tiên, cần lấy ra những bài đã kiểm tra ra nghiên cứu cùng với toàn bộ phần ôn tập liên quan, tập trung vào những đề mục làm sai, tập hợp thành một loại, tìm hiểu nguyên nhân sai của mình. Đọc kỹ lại phần kiến thức, định lý, định luật, các ví dụ minh họa trong sách giáo khoa có liên quan đến bài thi, hiểu rõ các vấn đề này trên cơ sở của lý luận và phương pháp toán học. Sau đó, làm lại một số bài luyện tập nhất định nhằm củng cố lại phần lý thuyết. Trong khi luyện tập cần đưa ra nhiều giải đáp cho một vấn đề, phải đào sâu suy nghĩ mới có thể "học một biết mười". Bình thường, nếu làm tốt công việc này thì sẽ đỡ vất vả khi ôn tập. Cho dù là văn học hay toán học, trong khi ôn tập cũng cần trao đổi với người khác trên cơ sở tự mình nghiên cứu trước; nếu tự mình khó hoàn thiện thì nên nhờ tới sự trợ giúp của người khác.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 67)