Khách thể tư duy của trẻ thông thường là những gì trẻ đang tác động tới. Do đó, cần rèn luyện tư duy khi trẻ đang trong quá trình hành động, ví dụ như: chơi các trò chơi, bày đặt các đồ vật… Cũng cần chú ý bồi dưỡng khả năng tư duy phân tích và tổng hợp cho trẻ. Trong khi trẻ tham gia các hoạt động văn nghệ, cần khuyến khích trẻ phát huy cách nghĩ mới, cách làm mới… Tóm lại, cần giúp trẻ
loại bỏ lối "sao chép" tư duy.
d. Khuyến khích trẻ nêu vấn đề
Trong các hoạt động cần khuyến khích trẻ phát hiện vấn đề, nêu vấn đề, đồng thời tìm lời giải đáp cho các vấn đề đó. Có như vậy mới phát huy tối đa tính sáng tạo trong tư duy của trẻ. Ngoài ra, cũng cần khuyến khích trẻ tìm nhiều lời giải đáp cho một vấn đề, từ đó mà hình thành nên thói quen
tư duy tốt.
13. Bồi dưỡng cá tính tốt cho trẻ
Xét từ góc độ tâm lý học, cá tính chính là đặc điểm tâm lý tương đối ổn định trong một con người. Loại đặc tính tâm lý này chính là đặc điểm về tính cách, khí chất, năng lực và những biểu hiện hành
vi cụ thể của một con người nào đó.
Cá tính không phải do trời sinh ra, mà được hình thành trong một điều kiện xã hội nhất định. Sự hình thành cá tính bao gồm hai phương diện cùng song hành tồn tại: Thứ nhất, đó là hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội; thứ hai, đó là hoạt động tâm lý bên trong của con người. Cá tính của con người được hình thành trong sự tác động qua lại của hai phương diện này. Do hoàn cảnh
sống khác nhau, được hưởng sự giáo dục khác nhau, ảnh hưởng của gia đình và xã hội khác nhau
nên cá tính của mỗi người khác nhau.
Lứa tuổi thiếu nhi là thời kỳ bắt đầu hình thành cá tính. Tâm lý ở lứa tuổi thiếu nhi chưa hoàn thiện, chịu tác động lớn từ bên ngoài, hoạt động tâm lý đơn giản, các phản ứng tâm lý thường xuất hiện trước các kích thích tâm lý từ bên ngoài. Về mặt hành vi thì chủ yếu là do mô phỏng mà có. Khả năng nhận thức và lý giải của trẻ chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ người thân. Do đó, có thể thấy, ảnh hưởng của cha mẹ đối với sự hình thành cá tính của trẻ là rất lớn, cha mẹ cần đặc biệt chú ý từng lời nói và hành động của mình. Nếu cha mẹ có cá tính không tốt như: hay nóng nảy, lầm lì hoặc thích hư vinh… thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Ban đầu, trẻ chỉ mô phỏng nhưng nhiều lần mô phỏng có thể hình thành nên quá trình tâm lý. Đồng thời, đặc điểm tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhi đồng thường phiến diện, cứng nhắc, máy móc, trẻ dễ nhận thức yếu tố nổi bật trong cá tính của cha mẹ. Sự nhận thức của trẻ đối với môi trường xung quanh, có thể do cha mẹ chủ động hay vô tình tác động đến, mà trẻ thường học phương pháp nhận thức, xu hướng tình cảm, đặc điểm hành vi của cha mẹ. Câu nói: " Trẻ nhỏ là tấm gương phản chiếu của cha mẹ" chính là ở chỗ đó. Đương nhiên còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cá tính của trẻ, ở đây chỉ nêu ra những phương diện quan trọng. Vậy làm thế nào để bồi dưỡng cá tính cho trẻ?
a. Bồi dưỡng về mặt phẩm chất ý chí
Trong cuộc sống hàng ngày, cần phải dạy trẻ làm việc gì cũng phải làm đến cùng, phải lo lắng hoàn thành, không được bỏ dở giữa chừng nếu trẻ làm việc theo sở thích, ta cần phải định hướng cụ thể. Còn khi trẻ cảm thấy không hứng thú khi làm việc, ta không được bỏ mặc trẻ, mà phải cố gắng thuyết phục, khích lệ, giúp đỡ trẻ tiếp tục kiên trì, làm hết và làm tốt mọi việc.
b. Bồi dưỡng khả năng chịu đựng của trẻ.
Thành công có nghĩa là phải chiến thắng chính mình, cha mẹ cần phải tạo ra những điều kiện nhất định để rèn luyện tính chịu đựng của trẻ. Ví dụ: Sáng sớm kiên trì tập luyện, buổi tối có lúc phải yêu cầu trẻ không được xem một số chương trình tivi mà phải hoàn thành công việc nào đó. Thường xuyên kiên trì làm như vậy thật sự là khó, nhưng nếu làm được thì sẽ có lợi cho trẻ sau này.