Có thể nói bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên là một loại bệnh khá phổ biến, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc chữa trị đặc hiệu cho loại bệnh này, liệu pháp chủ yếu là xử lý với các triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh, do đó việc phòng tránh và lưu tâm quan sát trong gia đình là cực kỳ quan trọng. Trước hết phải chú ý điều kiện thoáng mát trong phòng, giữ cho không khí được trong lành, nhiệt độ trong phòng nên giữ từ khoảng 200C - 220C, độ ẩm khoảng 55% - 60%, tránh để gió trực tiếp
lùa vào mặt bé.
Tiếp đến là chú ý đến điều kiện nghỉ ngơi của bé, cần cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, nhẹ nhàng như sữa bò, cháo gạo, canh rau, trứng, các loại hoa quả và chịu khó uống nhiều nước. Nếu trẻ đang bị sốt thì nên dùng khăn lạnh đắp trên đầu cho bé, tắm cho bé bằng nước ấm, nếu
nhiệt độ cơ thể của bé vượt quá
hôi, sẽ có tác dụng hạ sốt. Các bậc phụ huynh cũng cần phải theo dõi sát sao diễn biến bệnh của trẻ, chú ý xem trên bề mặt da của bé có xuất hiện hiện tượng phát ban hay triệu chứng co giật hay không và hô hấp ra sao. Nếu bệnh lý của bé không có chiều hướng thuyên giảm thì cần phải kịp thời đưa bé đến bác sỹ để kiểm tra.
Để phòng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, trước hết cần phải thường xuyên tập luyện, sắp xếp hợp lý các hoạt động ngoài trời để giúp bé nâng cao khả năng thích ứng với môi trường khí hậu
xung quanh.
Tiếp đến phải giữ cho không khí trong phòng ở luôn sạch sẽ, thông thoáng, duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng thích hợp, khoảng từ 200C - 220C, độ ẩm từ 50% - 60%. Các bậc phụ huynh tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ thể mà lưu ý đến việc ăn mặc của bé, sau khi bé ra nhiều mồ hôi không
nên cởi bỏ quần áo của bé.
Trong thời gian bệnh dịch lây lan, tuyệt đối tránh cho bé đến những khu vực công cộng đông người qua lại, chẳng hạn như cửa hàng bách hoá, ga xe, và tránh để tiếp xúc người bị viêm khí quản, cảm cúm.
4. Chăm sóc trẻ bị viêm phổi như thế nào?
Khi trẻ bị viêm phổi, dù là bé đang được điều trị tại nhà hay đang chữa trị trong bệnh viện cũng cần phải chú ý quan sát và chăm sóc cẩn thận cho bé, thể hiện bằng các phương thức cụ thể sau đây: - Giữ cho không khí trong phòng ở luôn sạch sẽ, thông thoáng, duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong
phòng khoảng 200C, độ ẩm từ 55% - 65%.
- Cần cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, nhiệt lượng cao, giàu dinh dưỡng hoặc các thực phẩm nhẹ nhàng như sữa bò, cháo gạo, canh rau, trứng, các loại hoa quả và nên uống nhiều nước. - Khi cho trẻ uống sữa hay uống thuốc cần lưu ý không để trẻ bị sặc, khi cho trẻ uống sữa phải bế trẻ trong lòng, núm vú bình sữa không được quá to, không nên để trẻ uống nhiều, uống vội vàng. Nếu trẻ bị buồn nôn, nấc hay có triệu chứng trướng bụng thì phải nhanh chóng cho trẻ ngừng uống sữa.
- Nếu có thể, bạn cho trẻ nằm sấp, vỗ nhẹ vào lưng để các chất gây sặc rơi ra ngoài. - Duy trì đường hô hấp được thông thoáng, nhanh chóng lau sạch nước mũi, xoá bỏ các mụn nhọt trên mũi. Trẻ thở bình khí thì bố mẹ nên quan sát không để vật chất lạ gây tắc ống khí. Trẻ ra nhiều đờm thì phải nhanh chóng báo cho nhân viên y tế hút sạch đờm. - Theo dõi quá trình hô hấp, sắc mặt và những phản ứng bình thường của trẻ. Nếu có sự thay đổi thì
lập tức thông báo cho nhân viên y tế.