Làm thế nào để nâng cao khả năng hiểu của trẻ

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 64)

Khả năng hiểu là một nhân tố quan trọng hình thành nên trí lực, là điều kiện tiên quyết để trẻ học tốt các môn học và tham gia các hoạt động ngoại khoá. Do đó, nâng cao năng lực hiểu của trẻ nên

trở thành một nội dung trong giáo dục ở gia đình.

Thực chất của hoạt động hiểu chính là: sau khi học xong, trẻ có thể nắm bắt nội dung của các môn học, có thể hiểu được ý nghĩa bao hàm và tác dụng của các loại thông tin mà trẻ đã tiếp thu được. Thông thường, nội dung của các loại sách báo và tin tức mà chúng ta tiếp xúc chia làm hai tầng ý nghĩa: tầng ý nghĩa bên ngoài và tầng ý nghĩa sâu sắc bên trong; tức là ý nghĩa về mặt từ ngữ và ẩn ý bên trong từ ngữ sau khi học xong, trẻ phải đạt được cả hai yêu cầu đó. Có như vậy mới được coi

là hiểu đầy đủ.

Kiểm tra xem trẻ có hiểu không, cần đưa ra những bài tập tương ứng với nội dung trẻ đã học, quan sát xem trẻ có hoàn thành được không? Nếu trẻ có thể vận dụng bằng tri thức đã học được vào trong hoàn cảnh mới, giải đáp được vấn đề mới trong sách báo thì chứng tỏ trẻ đã thực sự hiểu, không chỉ có vậy, nếu hiểu rõ vấn đề trên nhiều phương diện, nắm bắt được chiều sâu của vấn đề thì điều đó chứng tỏ sự hiểu biết của trẻ còn có một chiều rộng và chiều sâu nhất định. Làm thế nào

để nâng cao khả năng hiểu của trẻ?

a. Nghiên cứu bài học, trước tiên cần nắm được đại ý của bài học, có nghĩa cần giải đáp câu hỏi như bài học nói về vấn đề gì, đây là điều kiện cơ bản để hiểu.

b. Phân tích bài học thành nhiều tầng để biểu đạt cho đại ý của bài, từ đó, nắm bắt các điểm quan trọng này. Ví dụ: thầy giáo đưa ra một câu hỏi: "dùng một đường thẳng để phân chia hình chữ nhật thành các hình có diện tích bằng nhau thì có bao nhiêu phương pháp?". Sau khi phân tích, mệnh đề này bao gồm ba phần: phương pháp, đối tượng và yêu cầu. Trọng tâm ở đây là "chia đều" và "mấy cách". Có nghĩa là diện tích hai phần của hình chữ nhật sau khi phân chia là bằng nhau. Bài toán này không chỉ có một đáp án, càng tìm ra nhiều càng tốt, đây chính là kết cấu ở tầng sâu hơn, giải

quyết vấn đề theo lối tư duy như vậy sẽ không bị mắc sai lầm.

c. Tìm ra mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận trong bài học, mối hiên hệ giữa chỉnh thể và bộ phận. Sau khi hiểu được đại ý, nắm bắt được trọng tâm, cần đưa ra nhiều câu hỏi "vì sao" để tìm căn

nguyên của vấn đề, làm như vậy sẽ giúp cho sự hiểu biết được sâu và rộng hơn.

d. Chịu khó suy nghĩ, chống cách học thuộc lòng là phương pháp quan trọng để hiểu vấn đề. Để củng cố sự hiểu biết cần thường xuyên vận dụng, có nghĩa là vận dụng những tri thức đã được học

vào trong bài học mới và vận dụng vào trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 64)