Nâng cao vai trò của trẻ trong cuộc sống gia đình

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 45)

Cha mẹ tuyệt đối không được thể hiện thái độ hạ thấp hoặc ghét bỏ trẻ. Ngược lại, phải luôn tỏ ra vui mừng về sự tồn tại của trẻ, nâng cao giá trị của trẻ, cho trẻ có một vị trí nhất định trong cuộc

sống gia đình.

e. Tìm ra những điểm tốt của trẻ

Cần thừa nhận những việc làm tốt của trẻ, nâng cao giá trị cũng như lòng tự trọng của trẻ.

f. Không làm lộn xộn đồ chơi của trẻ.

Không nên tuỳ tiện sắp xếp những đồ dùng cá nhân của trẻ (như đồ chơi, sách vở…). Cái gì cần,

cái gì không cần nên để trẻ tự quyết định.

g. Cho trẻ tự quyết làm việc đó.

Trẻ thích tự mình giải quyết mọi việc, cần định hướng cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ có thể làm những gì theo sở thích, từ đó có thể phát huy khả năng của mình. Có lúc, khi trẻ làm việc cần để trẻ tự quyết định, không nên làm thay, chỉ khi nào trẻ cần giúp đỡ, cha mẹ mới chỉ bảo và hướng dẫn thích hợp.

h. Thể hiện tình yêu không lời.

Trẻ rất nhạy cảm đối với loại tình yêu phi ngôn ngữ. Có lúc, cha mẹ chỉ cần ôm hôn, xoa đầu hay vỗ về cũng có tác dụng bồi dưỡng tình cảm tự trọng cho trẻ.

i. Không được để trẻ coi thường chính mình.

Mỗi khi gặp khó khăn, trẻ thường tỏ ra chán nản. Lúc này trẻ thể hiện lòng tự trọng ở mức độ thấp nhất, cần cha mẹ quan tâm. Cha mẹ phải cho trẻ thấy thái độ thực sự cầu thị và tình thương dành cho trẻ, động viên trẻ. Ví dụ: "Con có thể làm tốt mà", "con đừng lo, chúng ta hãy cố gắng lại lần nữa" hay "con thử cố nghĩ nhé, lần sau tiếp tục".

j. Chú ý phát huy điểm mạnh của trẻ.

Cần nhận ra đặc điểm của trẻ, định hướng và tạo điều kiện để trẻ phát huy các điểm mạnh, giúp trẻ

phát huy tối đa năng lực vốn có của mình.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 45)