Trẻ càng lớn thì cha mẹ càng ít hứa.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 53)

Lúc còn nhỏ, khả năng kiềm chế của trẻ kém nên cần hứa nhiều hơn. Nếu cha mẹ hứa với một em bé vừa đi mẫu giáo rằng: "Con chịu khó đến lớp, mẹ sẽ đến đón sớm và mua kem cho con ăn". Sau mấy tiếng, quả nhiên mẹ đến thật, lại được ăn kem nên trẻ rất vui, ngày mai lại đến lớp. Đối với trẻ lớn hơn một chút, thì yêu cầu lại khác, cha mẹ yêu cầu trẻ hàng ngày phải tự mặc quần áo, ăn cơm, đi ngủ. Đồng thời, yêu cầu trẻ duy trì trong một tháng, và hứa mua cho trẻ một thứ đồ chơi, điều này phải khắc phục khó khăn để vượt qua. Làm như vậy có tác dụng tích cực đối với việc rèn luyện

ý chí và tính tự lập cho trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen tốt. Trẻ lớn hơn thì số lần hứa cần phải giảm đi, hãy để trẻ vươn tới các yêu cầu với một động cơ tốt.

Có hai loại hứa: Một là cha mẹ hứa với trẻ, hai là trẻ hứa với cha mẹ. Cả hai đều phải vận dụng một cách thận trọng. Cha mẹ thường hứa với trẻ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, khiến cho trẻ không tin nếu cha mẹ không hứa. Nếu lời hứa không được thực hiện thì trẻ càng không nghe lời cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên bắt trẻ phải đưa ra lời hứa một cách tuỳ tiện. Nếu trẻ làm sai thì cần nói với trẻ rằng: "Làm sai nên sửa". Đồng thời, cần giúp trẻ phân tích tính chất của sự việc, bởi vì chỉ hứa

không thôi thì không thể thay thế được hành vi thực tế.

Quan hệ giữa cha mẹ và trẻ cần được xây dựng trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, giáo dục trẻ là một công việc khó khăn và phức tạp, cha mẹ cần phải có trách nhiệm giúp con cái phát triển tâm lý một cách

lành mạnh.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 53)