Các bệnh về đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 71)

1. Khái niệm chức năng của hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hoá được cấu tạo từ hai bộ phận chính là đường tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Đường tiêu hoá là một ống dài nối từ vòm miệng tới lỗ hậu môn, bao gồm các bộ phận như vòm miệng, cổ họng,

thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và lỗ hậu môn. Tuyến tiêu hoá gồm tuyến nước bọt, tuyến

tụy, tuyến dịch ở gan và dạ dày.

Chức năng chủ yếu của hệ tiêu hoá là tiêu hoá thức ăn, hút chất dinh dưỡng và bài tiết chất thải để bảo đảm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tiêu hoá là quá trình phân chia thức ăn thành các phần tử nhỏ trong đường tiêu hoá; hấp thụ là quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu hoặc dịch

Limpha thông qua niêm mạc đường tiêu hoá.

2. Nôn ói

Nôn ói là hiện tượng các chất trong thực quản hoặc dạ dày trào ra ngoài theo đường miệng hoặc mũi. Nôn ói là một triệu chứng thường gặp ở trẻ. Nôn ói dữ dội có thể khiến trẻ ngạt thở tức thời và tái xám sắc mặt và xung quanh miệng. Nếu vật chất nôn ra đi vào khí quản do không chăm sóc đúng sẽ dẫn đến viêm phổi. Nôn ói nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mất nước và rối loạn quá trình trao đổi chất. Do vậy, khi trẻ bị nôn ói, các bậc phụ huynh phải chăm sóc cẩn thận, tránh tình trạng nghẹt thở do nôn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh.

3. Nguyên nhân thường gặp của nôn ói

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nôn ói rất phức tạp nhưng thường tập trung vào các nguyên nhân

sau đây:

- Trẻ sơ sinh và trẻ ít tháng tuổi bú nhiều sữa: Do dạ dày ở vị trí bình thường, hệ co thắt của dạ dày chưa phát triển hoàn thiện mà cơ thắt ở phần trên lại phát triển tương đối tốt, nên khi cho trẻ bú xong, phần sữa chảy đầy hai lỗ gây ra tình trạng dư thừa sữa. Cũng có lúc, do sự thay đổi vị trí hoặc thay tã lót ngay sau khi bú cũng gây nên tình trạng trên. - Cho ăn không đúng cách: Do cho trẻ ăn quá nhiều với số lượng lớn và nhanh; đầu núm vú của bình sữa quá to, tốc độ chảy mạnh hoặc trẻ hít thở nhiều khí khi bú cũng gây ra nôn. - Bệnh truyền nhiễm: Rất thường gặp là bệnh lây nhiễm đường hô hấp trên, viêm khí quản chính, viêm phổi, viêm dạ dày hoặc lây nhiễm hệ tiết niệu. - Dị hình đường tiêu hoá như: Thực quản đóng, dạ dày cong, ruột non đóng kín và kết tràng to bẩm sinh.

- Các chứng đau bụng cấp ngoại khoa như tắc ruột, viêm màng bụng. - Các bệnh từ hệ trung khu thần kinh như viêm màng não, u não…

- Phản ứng phụ của thuốc: dùng Eritromixin,…

4. Bệnh tiêu chảy gì?

Bình thường bà mẹ cho trẻ đại tiện từ 1 - 4 lần trong một ngày. Do đó, phân sẽ có màu vàng đậm hoặc chất mềm màu vàng, có khi hơi lỏng có màu xanh và mùi chua. Đối với trẻ nuôi trong lồng kính nên cho đại tiện từ 1 - 2 lần/ngày, phân có màu vàng nhạt, hơi khô và có mùi nồng. Bệnh tiêu chảy là bệnh có biểu hiện về số lần đại tiện nhiều hơn mức bình thường hay đại tiện ra nhiều nước

hoặc trong phân có đi kèm một ít máu.

Bệnh tiêu chảy là triệu chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm các triệu chứng như tiêu hoá bất thường, viêm dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính và đi tả ở trẻ. Bệnh tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ chỉ xếp sau bệnh lây nhiễm đường hô hấp cấp tính. Tiêu chảy cũng là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát dục của trẻ. Ở các khu vực khó khăn về điều kiện y tế, bệnh tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho trẻ. Do đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa công tác khống chế bệnh tiêu chảy vào chiến lược toàn cầu. Bộ Y tế một số nước ở châu Á xem căn bệnh này là một trong 4 căn bệnh phải tập trung làm tốt công tác phòng ngừa (thiếu máu do thiếu sắt và thiếu chất dinh dưỡng, các bệnh do thiếu Vitamin D, tiêu chảy ở trẻ, viêm phổi ở trẻ).

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 71)