+ Khi thời tiết khô hanh có thể bôi dầu lên mũi, đặc biệt là phần giữa hai lỗ mũi, cần phải bảo vệ niêm mạc không để bị quá khô, tránh gây chảy máu. + Không được ngoáy lỗ mũi, nếu như có dử mũi thì có thể dùng bông thấm nước nhẹ nhàng lôi dử
mũi ra.
+ Nếu bị bệnh chảy máu thì phải chữa trị kịp thời.
7. Dị vật trong mắt
Khi có một số dị vật nhỏ như bụi, cát… bay vào kết mạc mắt có thể gây ra cộm mắt, chảy nước mắt rất khó chịu. Khi các dị vật dính vào võng mạc thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Do có tương đối nhiều các thần kinh ở giác mạc nên rất mẫn cảm với các dị vật. Khi bị dị vật rơi vào mắt thì trẻ luôn dùng tay dụi mắt, như vậy sẽ làm tổn thương giác mạc gây viêm nhiễm làm cho mắt càng nhức thêm. Các cách để xử lý kịp thời khi dị vật bay vào mắt: a. Tốt nhất là để trẻ tự chảy nước mắt để vật sẽ tự trôi ra ngoài. b. Có thể tra thuốc nhỏ mắt để dị vật chảy ra ngoài. Nếu như vẫn còn trong mắt có thể lật mi mắt lên để xem kỹ dị vật rồi nhúng mắt vào nước để rửa sạch. c. Nếu như dị vật rơi vào trong giác mạc nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện để lấy dị vật ra khỏi mắt.
8. Dị vật ở trong tai
Khi trẻ đang chơi đùa sẽ rất dễ bị cát sỏi, đá, cây cỏ, các loại hạt (ngũ cốc) rơi vào tai hoặc khi ngủ bị côn trùng chui vào tai đều dẫn đến hiện tượng có dị vật trong tai. Nếu dị vật là con vật thì trẻ sẽ bị đau nhức và khó chịu khi dị vật động đậy, có thể trẻ sẽ còn thấy bức bối, khóc thét lên hoặc tự cào cấu lung tung. Nếu như dị vật nhỏ và nhẵn thì có thể lưu lại lâu trong tai mà không gây hại còn nếu dị vật lớn thì có thể gây nên chướng ngại cho việc nghe của trẻ, gây đau đớn và ho cho trẻ. Nếu dị vật là thực vật (cây cỏ) thì nó sẽ bị nở to ra khi gặp nước, sẽ gây tắc ở tai và có thể dẫn đến viêm tai. Dưới đây là những cách xử lý khi bị dị vật rơi vào tai: a. Đối với những trẻ đã lớn thì có thể bảo trẻ nghiêng đầu về bên tai có dị vật rơi vào rồi nhảy lò cò
để cho rơi ra ngoài.
b. Nếu là những côn trùng ưa sáng rơi vào tai có thể để trẻ ở trong phòng tối rồi dùng đèn hoặc đèn pin chiếu vào bên tai có côn trùng để dụ côn trùng bay ra ngoài. c. Với những vật lạ như các loại đậu, lạc… nếu như tự mình không xử lý được thì phải đưa ngay
đến bệnh viện cứu chữa.
9. Dị vật ở trong khoang mũi
Trẻ con rất hiếu kỳ, do đó khi chơi đùa sẽ rất dễ bị những dị vật rơi vào khoang mũi. Những dị vật thường thấy là các loại hạt đậu, hạt ngũ cốc, bông gòn, khuy áo, đồ chơi nhựa, giấy viên tròn, hạt hoa quả… thỉnh thoảng cũng bị côn trùng bay vào. Với những đứa trẻ đã lớn thì có thể biết rõ được là dị vật rơi vào chỗ nào, cũng có thể nói rõ là dị vật gì, rơi vào lỗ mũi bên nào. Còn với những trẻ còn nhỏ không biết bị làm sao, dị vật lưu lại trong khoang mũi khá lâu thậm chí khi trẻ bị tắc một bên mũi, ngạt mũi, hoặc mũi bị chảy máu hoặc tiết ra các chất lạ mới phát hiện để cứu chữa. Dưới đây là một số cách xử lý dị vật trong khoang mũi. a. Không cho phép trẻ dùng tay ngoáy mũi. Nếu là vật nhỏ thì có thể ấn tay vào lỗ mũi bên kia (không có dị vật) và xì mũi để dị vật bay ra ngoài; hoặc có thể dùng bông chọc vào lỗ mũi để cho
trẻ hắt xì đẩy dị vật ra khỏi khoang mũi.
b. Với những trẻ sau khi đã áp dụng cách trên mà không có hiệu quả thì nên đưa đến bệnh viện. c. Nếu như trẻ còn quá nhỏ tuổi hoặc dị vật là vật mềm thậm chí đã bị mốc thì nên đưa trẻ đến bệnh
viện ngay lập tức.
10. Dị vật trong khí quản
a. Nguyên nhân
Hiện tượng mà trẻ nhỏ thường bị dị vật chui vào khí quản là hiện tượng thường gặp. Các dị vật đó thường là: hạt lạc, hạt dưa, các loại đậu, hạt táo, hạt quýt, hạt ngô, đinh mũ, xương, khuy áo, cặp
tóc, nắp bút…
Nguyên nhân là: + Khi trẻ đang ăn, nắp thanh quản sẽ tự động đóng đầu trên khí quản - cổ họng, như vậy vừa có thể ngăn thức ăn chui nhầm vào thực quản. Nhưng chức năng phản xạ để bảo vệ khí quản của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh, do đó khi trẻ ăn hoặc vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa, gào khóc, hoặc bị giật mình, bị ngã sẽ khiến thức ăn rất dễ dàng rơi vào thực quản. + Răng hàm của trẻ vẫn chưa mọc, khả năng nhai vẫn còn kém, tinh thần vẫn chưa ổn định, do vậy rất dễ nảy sinh những sự cố khi trẻ nuốt hột lạc hoặc các loại đậu.
+ Do người lớn ép trẻ uống thuốc, ăn cơm.
Trước khi bị dị vật xâm nhập vào, chính bởi tác dụng bảo vệ của thanh môn ở khí quản mà dị vật
thường bị chặn lại ở thanh môn.
Trong phút chốc sẽ thấy chứng xanh tím hoặc ngạt thở. Sau một lần hít thở mạnh, dị vật rất có khả năng đi qua thanh môn và chui vào khí quản. Lúc này ngay lập tức trẻ sẽ bị ho sặc và nó sẽ khiến những dị vật không ngừng va đập vào thanh môn, thế là thanh môn sẽ bị co giật mà đóng chặt. Lúc này sẽ xuất hiện lần nữa hiện tượng nghẹt thở và chứng xanh tím. Sau đó thì sẽ ngừng ho, thanh môn sẽ lại được mở ra, dị vật sẽ vào sâu bên trong cùng với sự hô hấp. Khi dị vật tạm thời dừng tại nơi hẹp của nhánh chính ở khí quản hoặc trong một đoạn mạch nào đó ở khí quản thì bệnh sẽ tạm thời ngừng, nhưng cứ mỗi lần hít thở sâu hoặc cơ thể cử động thì ngoài việc xuất hiện hiện tượng ho sặc ra, trẻ còn thấy khó thở tuỳ thuộc theo kích cỡ của dị vật. Khi ngủ thì sẽ bớt bị ho và khó thở. Nếu như thời gian dị vật tồn tại tương đối dài thì trẻ còn có thể bị đau và ho ra máu. Nếu dị vật mà lớn sẽ lồi lên trên khí quản làm cho hô hấp trở nên khó khăn, đồng thời sẽ thở khò khè (cũng giống như thở hổn hển). Dấu hiệu điển hình khi có dị vật ở trong khí quản: thở hổn hển, tiếng thở
mạnh từ khí quản, tiếng va đập ở khí quản.
Những dị vật ở mạch khí quản thường là ở phía bên tay phải, thường thì những bệnh cản trở làm phổi không thể căng lên giãn phổi cũng chính là do dị vật làm tắc khí quản gây nên. Sau khi bị nhiễm khuẩn rất có thể trẻ sẽ bị sốt, ho… được biểu hiện qua những bệnh như: viêm khí quản mãn tính, viêm phổi mãn tính, giãn khí quản và giãn phổi. Khi trẻ hít phải dị vật, cha mẹ nên xử lý theo những cách sau: 1. Có thể vỗ vào lưng trẻ để cấp cứu. Đặt trẻ ngồi vào một chỗ sao cho lưng trẻ vuông góc với hai chân, đầu hơi cúi, sau đó đặt ngực của người bệnh áp sát vào đầu gối của người cấp cứu, dùng sức vừa phải đạp vào phần xương sống giữa ở hai bả vai, dị vật sẽ có thể bị tống ra ngoài. 2. Cơ hội để dị vật tự động ra khỏi khí quả chỉ có 1 - 4% (chủ yếu là các dung dịch và các loại dầu), phần lớn là phải đưa trẻ đến bệnh viện để lấy ra bằng kính soi thanh quản hoặc kính soi khí quản. Do đó, nếu sau khi đã áp dụng cách trên mà không hiệu quả thì nên đưa trẻ đến bệnh viện, không
nên để kéo dài thời gian.
Cha mẹ trẻ cần chú ý những phương pháp đề phòng dị vật rơi vào khí quản: 1. Không nên để ghim băng, cúc áo và các đồ vật nhỏ khác lên giường trẻ, không được cho trẻ em chơi những đồ chơi có thể tháo nhỏ cũng không nên để những trẻ đã lớn có cơ hội nhét hạt dưa
hoặc các đồ vật khác vào miệng trẻ nhỏ.
2. Không nên cho trẻ dưới hai tuổi ăn hạt dưa, lạc, các loại đậu và các loại thức ăn có hạt, không được cho trẻ chơi khuy cúc, cặp tóc, hạt trai nhỏ… 3. Khi trẻ khóc to, gào to hay gọi to thì không nên ép trẻ ăn nữa, lúc ăn cơm không nên đùa với trẻ, càng không được làm cho trẻ sợ, mắng nhiếc trẻ. Không được để cho trẻ vừa ngậm cơm vừa chạy
nhảy nô đùa.
11. Dị vật trong thực quản
Trẻ em rất thích ngậm những thứ mình thích chơi vào mồm, có rất nhiều nguyên nhân như khóc, gọi, cười, có thể khiến dị vật rơi vào thực quản. Ngoài ra, với những trẻ còn nhỏ thì không thể phân
biệt rõ ràng được thức ăn và dị vật, tưởng nhầm dị vật là đồ ăn nên nuốt vào thực quản. Đa phần mọi người đều cho rằng, mọi thứ khi đã xuống đường tiêu hoá thì sẽ được vận chuyển xuống dưới cùng với thức ăn. Cuối cùng sẽ được thải ra ngoài và sẽ không nguy hại gì đối với trẻ. Sự thực thì không hề đơn giản như vậy, miệng và dạ dày được nối với nhau bằng thực quản, thực sự nó không hề giống như mọi người vẫn tưởng tượng là một ống dẫn vừa thô vừa thẳng nối từ trên xuống dưới, nó có bốn phần hẹp do sinh lý. Ngay phần đầu thực quản đã có một chỗ hẹp, đến nơi giao nhau giữa cung động mạch và thực quản sẽ xuất hiện chỗ hẹp thứ hai, chỗ hẹp thứ ba nằm ở nơi nhánh bên trái của khí quản cắt ngang qua thực quản, chỗ hẹp thứ tư nằm ở thực quản xuyên qua lỗ ở cơ hoành. Các vật lạ sẽ rất dễ bị tắc ở bốn chỗ hẹp này. Không cần biết là chúng bị kẹt ở đoạn nào nhưng nó đều gây nên nguy cơ bị bục thực quản. Ngoài ra, các dị vật rơi vào thực quản rất có thể là tiền xu, khuy áo, đồ chơi nhựa nhỏ, ghim băng hoặc là xương cá, xương sườn… Nói tóm lại, vật lạ thường là những vật cứng, có góc cạnh, có móc, rất dễ cọ vào và làm rách thực quản. Hiện tượng nuốt nhầm xương cá tương đối nhiều. Nó thường làm xước amiđan hoặc những bộ phận gần đó gây đau đớn, khi nuốt vào sẽ còn tổn thương nhiều bộ phận khác. Khi có vật lạ ở thực quản thì luôn có những biểu hiện như: có cảm giác bị nghẹn, đau nhói khi nuốt và cảm thấy rất khó khăn khi nuốt cái gì đó. Những vật to trong thực quản sẽ có thể ép xuống khí quản dẫn đến hiện tượng ho sặc sụa, thở gấp và rất khó thở. Nếu như vật lạ sắc nhọn mà dừng lại ở chỗ cắt cung động mạch và phần gần khí quản, chỗ này lại dính liền với huyết quản, vật lạ sẽ rất nhanh chóng xuyên qua thực quản đâm vào huyết quản lớn. Điều này có thể dẫn đến chết người do mất nhiều máu. Khi các vật lạ tương đối lớn hoặc có góc cạnh sắc nhọn không thể đi qua môn vị sẽ có thể gây cản trở cho môn vị hoặc làm xước hoặc đâm vào ruột dẫn
đến nguy cơ tắc ruột hoặc thủng ruột.
Những phương pháp cấp cứu khi có dị vật trong thực quản: 1. Sau khi nuốt những dị vật mà bề ngoài trơn, kích thước nhỏ, thường thì sẽ không bị mắc ở thực quản hoặc các góc hẹp mà sẽ khá dễ dàng đi qua thực quả. Có thể cho trẻ ăn nhiều, những thức ăn có nhiều chất xơ như rau cần, rau hẹ bởi nó có thể thúc đẩy trẻ đi đại tiện, thường thì sau 2-3 ngày các dị vật đó sẽ bị thải ra ngoài. Do đó, cha mẹ trẻ có thể tìm kỹ trong chất thải của trẻ, nếu đã bị
thải ra ngoài thì có thể yên tâm.
2. Nuốt phải xương cá thì có thể gắp ra, không nên để cho trẻ nuốt cơm bởi như vậy sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn, ngược lại còn có thể gây tổn thương. 3. Đối với những dị vật tương đối to, hình dạng đặc biệt thì nên cho trẻ đến bệnh viện chụp X- quang để có thể xác định được vị trí của dị vật, quyết định xem liệu có phải dùng đến kính soi thực quản để tìm ra dị vật hay không? Tuyệt đối không được nuốt bánh bao hoặc cơm bởi làm như vậy không những không làm cho dị vật rơi xuống dưới ngược lại sẽ làm rách thực quản, gây ra hậu quả nghiêm trọng là tạo thành lỗ thủng ở thực quản. Nếu dị vật tồn tại trong cơ thể quá lâu thì sẽ rất có khả năng dẫn đến bệnh viêm, sưng thực quản làm cho trẻ sẽ không thể ăn và sẽ gây khó khăn cho
việc chữa trị.
12. Nuốt nhầm chất độc
Trẻ nhỏ rất vô tư và rất tò mò, chúng rất thích cho các đồ vật vào trong miệng để nếm thử, ví dụ như những viên thuốc bọc đường có màu sắc sặc sỡ, xi rô. Có những lúc bố mẹ của trẻ nhầm lẫn, không xem kỹ nhãn hiệu của lọ thuốc và cho trẻ uống nhầm thuốc, ví dụ như cho trẻ uống thuốc chữa hắc lào vì tưởng nhầm là thuốc chữa ho (dung dịch thuốc này có màu nâu) và đã dẫn đến hậu quản nghiêm trọng. Trẻ em tương đối mẫn cảm với một số loại dược liệu, chất có độc tính thế nhưng khả năng bài tiết và giải độc của cơ thể lại rất kém, do vậy rất dễ bị trúng độc, Khi vừa uống nhầm chất độc thì nên áp dụng những phương pháp cấp cứu sau đây: 1. Trước tiên phải cố gắng khiến cho những chất có độc tính mới xâm nhập vào cơ thể mà chưa bị
hấp thụ hoặc đã bị hấp thụ sẽ đi theo đường khác thải ra ngoài để đề phòng trẻ bị trúng độc nặng hơn. Cụ thể, có thể áp dụng các cách nôn ra, rửa dạ dày, rửa ruột hoặc tiết ra ngoài. Ở nhà có thể áp
dụng cách thứ nhất.
Cách trên chỉ có thể áp dụng với trẻ đã lớn, đã có ý thức, với những trẻ mà mới ăn trong vòng khoảng 4-6 tiếng. Với những trẻ còn quá nhỏ sau khi nôn xong sẽ rất dễ bị khó thở và có thể dẫn đến viêm phổi. Do vậy không nên sử dụng cách này. Khi trẻ nôn ra, thường thì phải cho trẻ uống ngay 200-400 mg dung dịch được pha theo tỷ lệ thuốc tím 1:5000 hoặc dung dịch nước muối ấm bão hoà. Sau đó dùng ngón tay, đũa hoặc lông vũ kích thích phía sau cổ họng để cho trẻ nôn ra. Nếu làm như vậy nhiều lần cho đến khi trẻ nôn ra hết chất
độc thì dừng lại.
Nếu trẻ uống nhầm axit mạnh (như H2SO4 axit sunfuric, thuốc tím, axit cacbonic, lyzon…, kiềm mạnh (như natri hydroxit, bột giặt, băng phiến), những niêm mạc ở đường tiêu hoá sẽ bị hỏng, không nên áp dụng phương pháp trung hoà. Có thể dùng kiềm yếu như nhôm oxit hoá, nước xà phòng loãng làm kết tủa những chất độc có tính axit. Dùng những axit yếu (dấm loãng, nước hoa quả) để làm trung hoà chất kiềm mạnh. Dùng những thứ có khả năng trung hoà axit mạnh và kiềm mạnh như sữa, đậu nành, lòng trắng trứng cũng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. 2. Sau khi trẻ nôn ra phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, đồng thời cũng mang theo những vật mà trẻ đã nôn ra để bác sỹ có thể phân tích và kiểm tra để có thể chẩn đoán và áp dụng được những biện
pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Để phòng chống trúng độc thường phải chú ý những điểm sau: 1. Phải quản lý các loại thuốc một cách chặt chẽ, tất cả các loại thuốc trong nhà phải được cất vào