0
Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Hình thành thói quen tốt của trẻ biết lắng nghe

Một phần của tài liệu BÁCH KHOA TRI THỨC CHĂM SÓC CON TRẺ TOÀN DIỆN (TẬP 2) (Trang 46 -46 )

Một số trẻ khi được người lớn kể chuyện cho nghe, thường tỏ ra không để ý, nghe cũng như không, tay quờ quạng, mắt nhìn ngược nhìn xuôi và làm việc riêng. Kết quả là không nắm được gì. Để trẻ tập trung lắng nghe, và động viên trẻ, ta có thể nói: "cũng có lúc cần phải lắng nghe đúng không nào? Rõ ràng chỉ cần học hành chăm chỉ, ngày ngày luyện tập, thì nhất định con sẽ chơi bóng tốt". Cách nói này sẽ mang lại niềm tin, dũng khí cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Tuyệt đối không được chế giễu trẻ. Ví dụ như: "Người như con mà đòi học chơi bóng à?". Cách nói thờ ơ, ngữ điệu cứng nhắc này có thể làm tổn hại tới lòng tự ái của trẻ. Người lớn nhất định phải chú ý phương thức, phương pháp, ngữ điệu và ngữ khí của mình khi nói chuyện với trẻ. Nói năng cần sinh động, rõ ràng và dễ hiểu. Bởi vì nghệ thuật nói của bạn sẽ ảnh

hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển trí lực và tố chất tâm lý, quá trình tu dưỡng phẩm chất đạo

đức của trẻ.

18. Dạy trẻ khái niệm về các con số

Trước khi đi học, nếu chủ động cho trẻ nắm bắt một số tri thức về số học sẽ có lợi đối với sự phát triển trí lực của trẻ sau này. Nhưng khi dạy số học cho trẻ, không chỉ đơn thuần là nhồi nhét những kiến thức về số học mà phải khiến trẻ cảm thấy cái đẹp về số học, dạy cho trẻ thêm hứng thú đối

với số học, từ đó mà nắm bắt được tri thức.

Số học có cái đẹp về mặt khoa học. Ví dụ rất nhiều "vật" trong giới tự nhiên này thuộc những thể nào, có bao nhiêu loại hình dạng. Ví dụ kiến trúc nhà ở, cách bố trí các cây cầu đều khiến người ta cảm thấy sự kết hợp hài hoà giữa số học và hình học. Số học có cái đẹp trừu tượng, nó là sự khái quát và sự thăng hoa của các hình tượng cụ thể, cái đẹp trừu tượng của số học có thể mở rộng phạm vi hoạt động tư duy của trẻ. Số học còn có cái đẹp của sự sáng tạo, thể hiện ở chỗ trong quá trình thao tác, học tập, trẻ cần phải có sự sáng tạo cũng như trí tưởng tượng phong phú. Dạy số học cho trẻ cần phải làm cho trẻ cảm thấy hứng thú. Có thể dạy trẻ có những tri thức về số học thông qua thực tiễn của bản thân trẻ cũng như qua những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, qua các trò chơi, qua luyện tập thao tác. Ví dụ khi để trẻ phân chia thức ăn cho mọi người trong gia đình, cần kết hợp các tri thức về số học. Lúc ăn cơm xong, dạy trẻ đếm xem có bao nhiêu bát lớn, bát nhỏ, bao nhiêu đũa. Khi cho trẻ đi dạo trên đường phố, hãy để trẻ đếm xem có bao nhiêu ô tô, từ đó, ý thức về những vật thể cùng loại cũng tăng lên. Lúc chơi tú lơ khơ, hãy dạy trẻ sắp xếp các số từ 1 đến 10 và so sánh xem ai sắp xếp nhanh nhất. Khi dạy số học cho trẻ, chúng ta cần chú ý không được đem tư duy của người lớn để áp dụng vào dạy trẻ, mà phải hiểu được quá trình tư duy của trẻ. Hãy làm cho trẻ cảm thấy hứng thú, sau đó phát huy một tiềm năng học tập số học vốn có của trẻ. Ví dụ khi dạy trẻ trong phạm vi 10 cần vận dụng các phương pháp khác nhau, có thể cho trẻ đếm các vật nhỏ, mỗi lần đếm một số; hoặc có thể cho trẻ nhận biết các số thông qua việc phân biệt, đếm các màu sắc; hay cũng có thể bố trí nhiều vật với các hình dạng khác nhau và cho trẻ nhận biết các hình dạng đó. Theo những cách này, ta có thể nhận biết được năng khiếu cũng như khả năng thiên bẩm về toán học của trẻ. Khi dạy trẻ học số, cũng cần chú ý động viên, khích lệ trẻ. Khi trẻ tính toán sai, càng không được chê bai, chế giễu… Bởi vì, nếu làm như vậy một mặt sẽ làm mất đi niềm tin học số học của trẻ, đồng thời cũng không

đạt được mục đích là dạy số học cho trẻ.

19. Trước khi trẻ đi ngủ, cần phải làm gì?

Qua một ngày hoạt động, thể lực và trí lực của trẻ đều tiêu hao rất nhiều. Cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Trước lúc ngủ, không được cho trẻ hoạt động mạnh, bởi vì khi trẻ đang ở trạng thái hưng phấn sẽ khó ngủ. Cũng không được đưa ra điều kiện đối với trẻ. Một số phụ huynh mong muốn trẻ ngủ bằng cách dỗ trẻ: "Con ngủ ngon nhé, ngày mai mẹ cho đi chơi công viên". Cách hứa này sẽ làm cho trẻ luôn luôn trong trạng thái mong đợi, tưởng tượng, do đó ảnh hưởng tới giấc ngủ. Đồng thời, cũng tạo thành thói quen xấu là luôn luôn phải có điều kiện giữa cha mẹ và con cái. Trước khi ngủ, không nên trách mắng trẻ, bởi vì nếu làm như vậy, tâm lý sẽ không thoải mái nên cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Cũng cần tránh dạy trẻ quá nhiều (ví dụ như nhận biết chữ, vẽ tranh…) bởi vì gánh nặng lớn về trí lực sẽ làm cho tâm lý trẻ căng thẳng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tuyệt đối không được kể chuyện ma quỷ, hoặc cho trẻ xem những thước phim hay những bức tranh có tính chất khủng bố tinh thần, bởi vì khi trẻ có tâm lý sợ hãi sẽ khó ngủ. Trước lúc ngủ cần nhắc trẻ đi tiểu tiện, đại tiện, duy trì thói quen tốt như rửa mặt, rửa chân tay, đánh răng. Thói quen tốt này sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh chóng có giấc ngủ ngon. Môi trường xung quanh giấc ngủ của trẻ cần phải yên tĩnh, ánh sáng cần tối một chút; cũng

có thể cho trẻ một số bản nhạc nhẹ nhàng, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, yên tâm chợp mắt và đi vào

những giấc mơ đẹp.

20. Cha mẹ cần hướng dẫn con cái xem tivi

Trẻ xem tivi sẽ có nhiều điểm tốt như tăng cường tri thức, kinh nghiệm, mở rộng tầm mắt, bồi dưỡng nhân cách đạo đức, xã hội, mở mang tri thức và làm phong phú cuộc sống tinh thần của trẻ. Người lớn cần lựa chọn những chương trình ti vi có nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ, cần lựa chọn những chương trình có nội dung lành mạnh, giáo dục tính thẩm mỹ. Sau khi lựa chọn chương trình, cha mẹ cần chú ý khuyên bảo trẻ, giúp trẻ nhận thức tivi cũng là một thầy giáo tốt, một người bạn hiền. Cần dạy trẻ xem tivi theo một số cách sau:

a. Xem tivi cùng trẻ

Lúc xem tivi chính là "thời gian vàng ngọc" của sự giáo dục trong gia đình, vừa xem tivi, cha mẹ có thể tiến hành giao lưu tình cảm với trẻ, từ đó trẻ có cảm giác thân thiện hơn. Lúc xem tivi, trẻ có thể trò chuyện vui vẻ với cha mẹ, vui vẻ đón nhận những lời chỉ bảo của cha mẹ. Một bầu không khí gia đình luôn dân chủ, vui vẻ, hoà thuận sẽ giúp trẻ sớm trở thành một người luôn lạc quan, yêu đời. Khi xem ti vi còn có thể hiểu được tình cảm yêu- ghét, vui vẻ - buồn bực của trẻ. Chỉ khi nào hiểu được tâm lý trẻ, mới có thể dạy bảo trẻ một cách có hiệu quả nhất.

b. Trả lời những câu hỏi của trẻ

Đặc điểm của trẻ là hiếu kỳ, thích hỏi. Nội dung các chương trình tivi thường khiến trẻ nảy sinh các câu hỏi như: "tại sao?". Cha mẹ cần cố gắng trả lời hết những câu hỏi của trẻ, thậm chí có lúc còn phải là những người có thể hiểu trước nội dung các chương trình tivi, lý giải những tư liệu liên quan. Sau đó mới giải đáp chính xác các câu hỏi của trẻ. Ví dụ: khi xem chương trình "Thế giới động vật", trẻ có thể ngạc nhiên nêu câu hỏi: "Mùa đông, ếch trú đông ở đâu nhỉ?" hoặc "Lưỡi của ếch có dài bằng lưỡi của người không?". Nếu cha mẹ trả lời cặn kẽ, chính xác thì trẻ có thể cảm thấy thoả mãn và hài lòng vì có thêm tri thức mới. Nếu có điều kiện, có thể mời một số bạn nhỏ của trẻ cùng xem tivi, mọi người vừa xem vừa trò chuyện, thậm chí có thể cùng tranh luận, như vậy sẽ

làm cho không khí càng thêm thú vị.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kiềm chế khi xem tivi để làm gương cho trẻ. Nội dung của một số chương trình không phù hợp với trẻ thì cha mẹ cần phải nghiêm khắc. Trong gia đình có thể đưa ra một số "quy định" như ai có thể được xem chương trình nào và không được xem chương trình nào. Cha mẹ cần dạy trẻ phải biết kiềm chế, nhưng trước hết cha mẹ phải làm gương cho trẻ noi theo, có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc cha mẹ nói con cái nghe theo.

Một phần của tài liệu BÁCH KHOA TRI THỨC CHĂM SÓC CON TRẺ TOÀN DIỆN (TẬP 2) (Trang 46 -46 )

×