Dạy trẻ đọc thêm ngoài kiến thức học trên sách vở

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 69)

Đọc thêm tư liệu một cách rộng rãi là một con đường quan trọng để nhận thức thế giới. Đồng thời cũng là kênh bổ sung những tri thức mà trẻ còn khuyết thiếu khi học ở trên lớp và làm phong phú

thêm cuộc sống của trẻ

Cho trẻ đọc thêm những kiến thức ngoài sách vở bao gồm 3 loại hình:

a. Loại hình giải trí

Loại hình này có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng trong khi học tập. Phương thức đọc thêm chủ yếu ở loại hình này là đọc và nắm qua nội dung của tài liệu. Các loại sách báo có tính chất thư giãn hoặc tiểu thuyết kiếm hiệp đều thuộc loại hình này.

b. Loại hình nắm bắt tri thức

Mục đích chính của loại hình này là cung cấp cho người đọc kiến thức về một phương diện, một đối tượng cụ thể. Cách đọc ở đây là phải đọc kỹ, thậm chí còn phải trích chép lại một số nội dung

quan trọng

c. Loại hình hiểu

Loại hình này giúp trẻ nắm vững nội dung một số sách báo nào đó. Nó yêu cầu trẻ phải đào sâu suy nghĩ, hiểu kỹ tài liệu như hiểu những bài tập ở trên lớp. Trong khi giới thiệu cho trẻ đọc thêm kiến thức ngoài sách vở, cha mẹ không nên sử dụng những lời lẽ mang tính mệnh lệnh mà cần có tính gợi mở, định hướng. Tính gợi mở ở đây có hai hàm ý: Thứ nhất, dùng phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý để kích thích lòng ham học hỏi của trẻ. Thứ hai, phải định hướng cho trẻ phương pháp đọc sách. Dưới dây chúng tôi giới thiệu qua

một số phương pháp cụ thể:

+ Dẫn dắt

Một nhà giáo dục nổi tiếng đã từng nói rằng: "Hưng phấn là tính chủ động". Cha mẹ trước tiên kể cho trẻ nghe một câu chuyện hoặc phần đầu của câu chuyện, tạo nên tâm lý thấp thỏm mong đợi, hiếu kỳ của trẻ. Trên cơ sở tâm lý này, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú đối với các loại tài liệu, nhờ đó mà chủ động tìm đọc. Khi đọc xong toàn bộ cuốn sách hoặc một phần, cần trao đổi, thảo luận với trẻ

nhằm duy trì sự lí thú cho trẻ.

+ Kể lại

Sau khi trẻ đọc xong, hãy yêu cầu trẻ kể lại. Điều này vừa có khả năng củng cố nội dung ghi nhớ, lại vừa rèn luyện năng lực biểu đạt và tư duy của ngôn ngữ. Từ đó, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, hãy để trẻ đưa ra những đánh giá, bình luận về nội dung, hình thức của tài liệu liên quan. Cũng có thể thay đổi cách thức kể chuyện, ví dụ như: có thể cho trẻ kể theo tình tiết, nhân vật, hoặc dựa vào nội dung đã đọc để sáng tác ra một câu chuyện mới.

+ Ghi chép lại

thiết. Nội dung ghi chép có thể là những từ mới, những câu nói hay, những câu danh ngôn… Sau một thời gian có thể phân loại các nội dung đã ghi chép để thuận tiện cho việc tham khảo.

+ Ứng dụng

Tài liệu đã trích chép có thể được ứng dụng theo ba bước: Trước tiên là "ứng dụng rộng rãi", có nghĩa là luôn phải đưa chúng vào các bài viết của mình cho dù đúng hay không đúng với ngữ cảnh. Sau đó là bước "thưởng thức lại", mục đích là xem mình vận dụng đã đúng hay chưa? Sau cùng "biến thành của mình", tức là sau khi vận dụng một cách thành thục và thường xuyên, kiến thức sẽ được ăn sâu vào não và trở thành kiến thức của riêng mình.

Chương XII: Những căn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa 1. Các bệnh về đường hô hấp

1. Khái niệm chức năng hệ hấp

Để duy trì được sự sống, cơ thể con người cần thường xuyên phải hít khí O2 và thải khí CO2, quá trình này người ta gọi đó là quá trình hô hấp. Cơ quan cần thiết để hoàn thành chức năng hô hấp sẽ tạo nên hệ hô hấp của cơ thể, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như đường hô hấp, túi phổi và lồng ngực. Đường hô hấp bao gồm: mũi, họng, yết hầu, khí quản, nhánh khí quản và các nhánh phụ của nó. Ngoài tác dụng thở, đường hô hấp còn có chức năng điều hoà độ ẩm và nhiệt độ không khí được hít vào trong cơ thể, phòng tránh và làm sạch bụi bẩn. Đường hô hấp trên còn có chức năng

của khứu giác, phát âm và chức năng nuốt.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w