Dùng âm nhạc để phát triển hoạt động tưởng tượng

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 41)

Trí tưởng tượng của trẻ sẽ dần được phát triển trong quá trình tự phát hiện các loại âm sắc khác nhau. Tiếng mõ "lốc cốc" sẽ giúp liên tưởng đến một vị tiểu hoà thượng niệm kinh hoặc tiếng kêu của vó ngựa; âm trầm của đàn piano có thể liên tưởng đến tiếng hổ gầm thét hoặc tiếng máy bay cất cánh, còn âm cao của piano giúp liên tưởng đến tiếng líu lô gọi bạn của những chú gà nhỏ. Tiếng chuông "leng keng" của xe đạp báo hiệu bố đã về nhà. Hoặc cho trẻ thử nghe bản giao hưởng "Peter và sói", đồng thời vừa nghe vừa kể câu chuyện có nội dung như vậy sẽ làm cho trẻ vừa hiểu được nội dung câu chuyện, vừa có sự liên tưởng về tiết tấu, âm thanh. Trước tiên, cần tập cho trẻ thói quen tốt, đó là yên tĩnh, tập trung lắng nghe âm nhạc, sau khi nghe quen rồi thì có thể cho trẻ vừa nghe lại, vừa dùng động tác, ngôn ngữ, âm thanh diễn đạt trí tưởng tượng và sự cảm thụ của mình. Thông thường, những giai điệu vui tươi, sôi nổi sẽ dễ dàng kích thích nguyện vọng "hoạt động" của trẻ. Tư duy hình tượng âm nhạc trải qua quá trình bồi dưỡng mới dần dần phong phú.

9. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý được "ôm ấp, che chở" của trẻ

Mẹ ôm ấp bé vào lòng, bé bắt đầu bú dòng sữa mẹ, nghe nhịp tim của mẹ rung lên, rồi nhìn chăm chú vào khuôn mặt hiền từ của mẹ… những yếu tố này có vai trò tích cực đối với sự trưởng thành của trẻ. Đối với trẻ mà nói, lòng mẹ chính là nơi "nuôi dưỡng" tốt nhất mà không gì có thể thay thế nổi.

Tâm lý muốn được "ẵm, bế" phản ánh: Thứ nhất, trẻ muốn được an ủi, vỗ về yêu thương; Thứ hai, khi bế trẻ đi dạo thì tầm nhìn của trẻ sẽ rộng mở hơn, có thể quan sát được nhiều sự vật hơn; Thứ ba, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ. Thông qua động tác "ẵm, bế", trẻ tiếp xúc với cơ

thể của mẹ và có cảm giác an toàn.

Một nhà tâm lý học người Mĩ đã tiến hành thực nghiệm đối với sư tử. Mỗi khi sư tử con gặp nguy hiểm thì nó đều chạy đến bên mẹ, tì chặt vào người sư tử mẹ thể hiện mong muốn được an ủi, vỗ về.

Từ đó, có thể thấy: Nhu cầu được "ẵm, bế" của trẻ là một loại nhu cầu mang tính bản năng, là nhu cầu tâm sinh lý của trẻ, cha mẹ cần kịp thời đáp ứng, không nên lơ là, bỏ mặc. Sau khi ôm trẻ một lát, cần nhẹ nhàng đặt trẻ lên giường, hoặc cho ngồi vào xe và để cho trẻ chơi một mình, không được tạo thói quen để trẻ ôm chặt lấy người lớn sau khi được bế. Khi trẻ lớn hơn một chút, sau khi chỉ ra những thiếu sót của trẻ, cha mẹ cần nói "bế nào, bế nào". Cách nói này có tác dụng "hàn gắn" quan hệ giữa cha mẹ và trẻ, thể hiện sự yêu thương lẫn nhau và qua đó trẻ cũng cảm nhận được rằng: Khi chỉ ra những thiếu sót của mình, cha mẹ mong muốn mình sửa chữa, làm được như vậy,

cha mẹ sẽ càng yêu thương mình hơn.

Từ lúc người lớn phải bón cơm đến lúc trẻ tự ăn cơm là một bước ngoặt, cần có một quá trình giáo

dục. Vậy phải giáo dục trẻ như thế nào?

a. Dạy tính kiên trì

Trẻ thường nói "tự con" "để tự ăn". Đây là biểu hiện mong muốn tự lập. Về cơ sở tâm lý, trẻ đã có sẵn mong muốn học cách tự mình ăn cơm, nhưng nguyện vọng và thực tế lại trái ngược nhau, trẻ chưa thể tự mình ăn cơm được, chưa tự mình xúc cơm được, thậm chí còn vứt thìa đi và dùng tay để bốc thức ăn. Tự mình xúc cơm thì còn khó khăn, nhưng khi xúc được một cọng rau vào miệng thì trẻ vui lắm. Khi dạy trẻ tự ăn cơm, cha mẹ đừng ngại là trẻ sẽ làm bẩn quần áo, sàn nhà hay mất thời gian. Vạn sự khởi đầu nan! cần phải kiên trì, không được làm qua loa đại khái hay bao biện làm thay trẻ. Chỉ khi thường xuyên tự mình tập luyện thì trẻ mới nắm được kỹ năng ăn cơm.

b. Dạy phải cụ thể

Trước ba tuổi thì dùng thìa, sau ba tuổi thì dùng đũa. Dùng đũa ăn cơm là một động tác phức tạp sẽ có lợi cho sự phát triển của trí não - dùng thị lực để quan sát, đồng thời đầu óc phải suy nghĩ, các cơ bắp chuyển động nhịp nhàng để gắp thức ăn, sau đó lại đưa thức ăn vào miệng một cách chính xác. Không chỉ trẻ em mà ngay cả những người nước ngoài cũng rất vụng về khi dùng đũa. Để tiết kiệm thời gian, cha mẹ thường chỉ cho trẻ dùng thìa để ăn cơm, điều này sẽ kéo dài thời gian không biết dùng đũa của trẻ. Cho dù dùng thìa hay dùng đũa, nhất thiết phải dạy trẻ dùng tay trái để bưng bát, thân thể ngồi ngay ngắn, tuyệt đối không được vừa nằm vừa ăn. Khi bắt đầu tập ăn, trẻ thường chỉ ăn một món rau hoặc chỉ ăn cơm, cần phải dạy trẻ ăn cơm kèm với rau. Không vì ít rau mà dành tất cả cho một người, đặc biệt cha mẹ không được nuông chiều trẻ theo cách: "Con ăn đi, đây là món mà con thích ăn". Cách ăn duy nhất một loại thực phẩm sẽ trở thành một thói quen rất nguy hại. Đối với trẻ ban đầu học cách ăn cơm thì thường ăn rất ít, trẻ dùng đũa "và" một miếng cơm rồi sau đó ôm bát trước ngực nhìn ngược nhìn xuôi. Do đó, phải dạy trẻ sau khi ăn một miếng cơm thì không được dừng đũa, điều cần làm là tiếp tục "và" số cơm trong bát vào miệng. Có thể nói một cách hình tượng rằng: Bây giờ cần "tập trung gom tất cả vào trong bụng". Trẻ tiếp tục ăn cơm, sau

cùng bát cơm nhất định sẽ hết.

c. Hướng dẫn sử dụng răng

Cho trẻ soi gương để tự quan sát răng, hoặc cha mẹ há miệng để trẻ quan sát. Trẻ cần biết trong miệng có răng cửa và răng hàm. Răng cửa dùng để cắn thức ăn, răng hàm dùng để nhai, vừa nhai vừa nuốt, cần phải nhai kỹ mới được nuốt, như vậy mới cảm nhận được mùi vị của thức ăn; không được ngậm lâu thức ăn trong miệng mà không nhai, hoặc vừa đưa thức ăn vào miệng là nuốt. Cả

hai trường hợp này đều không tốt.

d. Khi ăn cơm phải lịch sự

Khi ăn cơm xong, phải học cách trút bỏ lại tất cả cặn bã, xương… vào trong bát của mình, thậm chí còn phải quan sát trên bàn ăn có còn cơm rơi vãi hay không? trước và sau khi ăn cơm, người Nhật Bản thường nói "tôi ăn rồi" và "tôi no rồi". Ta cũng cần dạy trẻ phải có thái độ lịch sự cả trước và

sau khi ăn cơm.

Để đảm bảo vệ sinh răng miệng và hình thành thói quen tốt, sau khi ăn cơm, cần dạy trẻ đánh răng,

xúc miệng hay lau miệng.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 41)