Tạo ra môi trường có các anh em, sẽ có lợi cho phát triển năng lực của trẻ nhỏ.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 37)

Những năm gần đây, mỗi gia đình phổ biến chỉ có một con, trẻ sẽ cảm thấy thiếu vắng bạn bè đồng tuổi. Tuy nhiên, cần nhớ là môi trường thiếu vắng bạn bè cho trẻ nhỏ là điều không tốt. Một người bà có kinh nghiệm thường tạo ra môi trường có nhiều anh em cho trẻ. Hàng ngày bà gọi cháu ngoại đến chơi với bé, quan tâm, vỗ về bé. Đứa cháu ngoại được ăn một phần của bữa sáng, dạy em nhỏ thay quần áo, cùng em nhỏ vui chơi. Do vậy, cháu bé này hoạt bát hơn các bạn cùng tuổi ở trường mẫu giáo, biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa. Tương tự, khi em gái ở cùng với chị hoặc anh sẽ rất có lợi, em có thể mô phỏng động tác, cách ăn nói của anh chị, điều này có lợi cho sự phát triển trí năng của trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận thức được sự vật cần bắt đầu từ chính bản thân trẻ. Trước ba tuổi, trẻ đã có cảm giác về chính mình. Do vậy, nhận thức sự vật cũng bắt đầu từ cá nhân mình, trẻ bắt đầu nhận thức những sự vật ở xung quanh mình. Ví dụ, sau khi ta nói "rửa tay", cần phải dạy xoè đôi bàn tay ra, cho trẻ nhận thấy "vết bẩn" trên tay. Sau khi rửa xong, ta lại cho trẻ vừa nhìn lại bàn tay và nói "tay bé đã sạch rồi" . Thường xuyên tiến hành như vậy sẽ giúp bé nhận thức được rằng: Khi tay bẩn cần chủ động rửa tay (rèn luyện thói quen trong quá trình rửa tay) bé có thể nhận ra được những đồ dùng trong gia đình như chậu thau, khăn mặt. Đồng thời, cũng cảm nhận được "độ nóng, độ lạnh" của nước. Do đó, còn giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệm. Khi ăn cơm, cơm trong bát hoặc canh còn nóng bé có thể vận dụng từ "nóng". Trong quá trình nhận thức của trẻ, người lớn cần khẳng định và biểu dương trẻ. Cha mẹ nói "Đúng, cơm nóng quá!" đồng thời dạy trẻ dùng miệng thổi "phù, phù" cho cơm chóng nguội. Sau đó, lại nói "Không còn nóng nữa rồi". Sau này trẻ có thể vận dụng phương pháp này (nhận thức và giải quyết vấn đề). Khi ăn cơm, cùng với việc dạy cho trẻ nhận thức được rằng trong miệng có "răng" và "dùng răng để nhai", hãy cho trẻ nhìn hàm răng của mẹ, dùng tay để trỏ vào hàm răng. Đồng thời nói "răng của mẹ to, răng của bé thì nhỏ". Để giúp trẻ hứng thú khi nhận thức chính mình, dưới đây giới thiệu "trò chơi ngũ quan"; thông qua quá trình trò chuyện, chơi đùa chỉ chính xác và nhận thức được ngũ quan. Nội dung trò chơi như sau:

Tay trái của mẹ nắm lấy tay phải của bé (lòng bàn tay hướng lên trên); nhắc bé tự đặt ngón tay trỏ vào mũi. Sau đó, hãy nói cho trẻ biết từng bộ phận trong ngũ quan như: mắt, tai, miệng, mũi, đầu, tóc… trẻ sẽ nhanh chóng đặt ngón tay vào giác quan trên khuôn mặt của mình. Quy tắc chơi: trước khi gọi tên và chỉ vào một giác quan mới, ngón trỏ phải của bé lại phải đặt trở

lại mũi như ban đầu.

Nhận thức ngũ quan phải từ tổng thể đến chi tiết. Ví dụ, nói "mắt" sau đó nói các bộ phận cụ thể trên mắt như: lông mày, lông mi mắt, con ngươi của mắt. Về miệng, cụ thể có: hàm trên, hàm dưới, răng, lưỡi, nước bọt, cổ họng. Tay thì có lòng bàn tay, lưng bàn tay, ngón trỏ, ngón cái, tay phải, tay trái, chân phải, chân trái. Sau ba tuổi dạy bé tự đi giày, đeo gang tay. Khi mặc áo cần nhắc bé thò đầu ra trước. Khi nhận thức được khăn tay, cha (mẹ) hãy dạy bé dùng khăn tay để lau miệng, lau nước mũi. Khi đi nhà trẻ cần cần hướng dẫn bé phân biệt quần, áo, mũ của mình. Tóm lại, ngay từ nhỏ, trẻ đã có thiên hướng nhận biết về chính mình, rồi nhận biết ngày càng nhiều những sự vật

xung quanh.

4. Bồi dưỡng khả năng quan sát

Quan sát là một loại hoạt động tri giác có ý thức, có mục đích, là khả năng nhận biết những sự vật tương tự nhau, phát hiện những hiện tượng mới. Tuy nhiên, một số trẻ có khả năng quan sát rất tốt, một số khác thì lại rất kém hoặc không để ý sự vật xung quanh. Chỉ khi quan sát thế giới xung quanh một cách tỉ mỉ, có hệ thống thì mới có thể tích luỹ cho mình được nhiều tri thức cảm tính; thường xuyên tích luỹ khả năng quan sát mới hình thành kinh nghiệm. Sự thông minh của trẻ sau này có liên quan trực tiếp tới quá trình bồi dưỡng năng lực quan sát cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Để

bồi dưỡng khả năng quan sát của trẻ, có thể nắm một số phương diện sau: Trước tiên, cần bồi dưỡng sở thích quan sát: Thành công của nhà sinh vật học Đacuyn cũng bắt nguồn từ quá trình quan sát. Ông nói: "Tôi cần phải cám ơn sở thích đa dạng của chính mình". Để có thể chủ động quan sát, phát hiện ra yêu cầu quan sát thì tiền đề của nó chính là nguồn cảm hứng. Cha mẹ cần phải chủ động bồi dưỡng và định hướng cho trẻ quan sát. Sau đó, hãy gợi ra yêu cầu quan sát, nêu lên nội dung cần quan sát. Ví dụ: khi quan sát xe buýt, có thể đưa ra một vài câu hỏi dạng như: xe buýt có bao nhiêu đèn, cửa lên xuống ở bên nào? có bao nhiêu bánh xe?... Một loạt câu hỏi như vậy, trẻ sẽ không thể trả lời chính xác ngay được nhưng sẽ kích thích nhu cầu quan sát của trẻ. Chỉ khi quan sát có mục đích, mới có thể nhận biết một cách chi tiết, tích cực. Ví dụ: Lúc đứng cạnh cửa sổ nhìn ra bên ngoài, có thể hỏi trẻ một số câu hỏi như: "Nhìn từ trên xuống con thấy những gì?". Trẻ sẽ vui vẻ trả lời: "Cả xe lẫn người đều nhỏ bé", "Còn nhìn thấy cả mây ở trên trời nữa". Trẻ có thể nhận biết sự chuyển động của mây, sự thay đổi của thời gian lúc về chiều. Trẻ có thể nhìn sao, nhìn trăng, thậm chí nhìn thấy cả ánh đèn trong các nhà cao tầng với những màu sắc khác nhau. Những đợt mưa Xuân nhè nhẹ hay những đợt mưa rào kèm theo sấm sét của mùa hè, cả hai đều là mưa nhưng tại sao lại không giống nhau? Trẻ phát hiện ra mưa Xuân thì nhè nhẹ, mưa mùa hạ thì như trút nước; từ đó, nảy sinh ra những câu hỏi nghi ngờ, lý thú như: "Tại sao lúc mưa to, lúc mưa nhỏ?". Thông qua quan sát một cách có mục đích, trẻ có thể nhận biết được nhiều sự vật, từ đó tích luỹ được nhiều tri thức, kích thích khả năng tìm tòi, lý giải nguồn gốc của vấn đề. Để bồi dưỡng năng lực quan sát nhạy bén cho trẻ, có thể theo hướng giúp trẻ phát hiện ra vấn đề, nêu vấn đề, từ đó giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Sau cùng, cần dạy trẻ phương pháp quan sát. Có nghĩa là dạy trẻ quan sát theo cách thức nào? Ví dụ, có thể giúp trẻ quan sát từ chỉnh thể đến bộ phận, từ chung đến riêng, từ gần đến xa hoặc từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài… quan sát một cách có trình tự, có so sánh đối chiếu, như vậy sẽ dần hình thành kỹ năng quan sát cho trẻ. Ví dụ, lúc quan sát các loại đèn trên xe buýt có thể dạy cho trẻ bắt đầu quan sát từ đầu xe. Phần đầu xe có đèn mầu trắng dùng để chiếu sáng, đèn vàng dùng khi thời tiết có sương mù, đèn báo hiệu lúc xe rẽ sang các hướng. Ở phần cuối của xe thì có đèn báo hiệu khi xe dừng, đèn chiếu sáng khi xe chạy.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 37)