Trẻ không thể chịu được cảnh cha mẹ suốt ngày lảm nhảm.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 51)

Có bậc cha mẹ luôn mồm nhắc nhở trẻ: làm thế này không đúng, làm thế kia cũng không được. Trẻ sẽ chán ghét và sinh ra tâm lý ương bướng.

d. Không để ý tới nguyện vọng của trẻ cha mẹ đơn phương yêu cầu trẻ làm việc này làm việc nọ, trẻ sẽ nảy sinh tình cảm đối lập.

Có bậc cha mẹ tha thiết mong con thành tài, luôn biện minh là mọi thứ đều vì con cái, bắt con học này, học nọ, nếu trẻ không hài lòng hoặc không muốn học thì lập tức lựa chọn biện pháp "cứng

rắn". Do đó, nảy sinh tình cảm đối lập đối với trẻ.

Sau khi hiểu được nguyên nhân khiến trẻ ương bướng, cha mẹ cần tôn trọng quy luật phát triển tâm lý của trẻ, tự bổ khuyết cho mình tri thức về tâm lý học của trẻ nhỏ, từ đó mà thay đổi phương pháp

và thái độ khi giáo dục trẻ nhỏ.

Trước tiên, cần đối xử bình đẳng đối với trẻ nhỏ, nếu bạn không tôn trọng, không tin tưởng trẻ, luôn miệng nhắc nhở hay quát mắng trẻ thì tất nhiên trẻ sẽ coi lời nói của bạn như "ngọn gió qua tai", trẻ không muốn nghe, ngược lại về mặt tâm lý nảy sinh tình cảm đối lập. Sau đó, cần phải xử

lý thoả đáng tâm lý ương ngạnh của trẻ, cần bình tĩnh phân tích nguyên nhân làm nảy sinh tâm lý này của trẻ. Nếu nguyên nhân thuộc về người lớn (mà ta đã phân tích ở trên) thì cần chú ý phương pháp cải tiến. Có lúc, cần phải lựa chọn "cách xử lý lạnh" đối với tâm lý ương ngạnh của trẻ. Ví dụ, ta có thể bỏ mặc trẻ tự thể hiện tính bướng bỉnh, cho dù trẻ có khóc, ta cũng không cần để ý, chờ tới khi giây phút ương ngạnh của trẻ qua đi, ta mới giáo dục, khuyên bảo. Còn có thể lợi dụng tâm lý hiếu thắng để kích thích trẻ lắng nghe những lời dạy bảo đúng đắn. Ví dụ, hãy bảo trẻ tự mặc quần áo, trẻ không mặc, bạn có thể nói: "Con thật sự không thể tự mình mặc được sao?". Để thể hiện khả

năng của mình, trẻ sẽ tự mình mặc quần áo. Phương pháp này nếu vận dụng tốt thì hiệu quả của nó cũng không kém phương pháp giáo dục trực diện, có thể tăng cường năng lực tự chủ, tự cường của trẻ. Bởi vì, hình thức tư duy, tâm lý ương ngạnh có điểm giống với tư duy khám phá cái khác lạ. Ví

dụ, trẻ hiếu kỳ, thích hỏi, thích động não, có khuynh hướng suy xét độc lập, tích cực thì chúng ta cần phải quý trọng, tuyệt đối không được phủ định hoàn toàn khi trẻ vừa mới có lời nói hay hành động ương ngạnh. Tóm lại, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ hiện tượng tâm lý ương ngạnh của trẻ nhỏ, đồng thời lựa chọn các biện pháp khuyên bảo, giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển lành

mạnh.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 51)