Tránh phương pháp giáo dục trẻ không phù hợp

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 58)

Sự giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ, nếu giáo dục hợp lý có thể sẽ thúc đẩy trẻ trưởng thành, thành tài; nếu giáo dục không hợp lý sẽ ngăn cản sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng tới tương lai của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ tại gia đình cần chú ý tránh một số phương pháp giáo

dục không hợp lý như:

a. Đe dọa

Người lớn dùng những lời lẽ có tính đe doạ đối với trẻ như: "Nếu con mà… thì bố (mẹ) sẽ...". Đối với người lớn mà nói, cách đe doạ như vậy rất có hiệu quả, thế nhưng đối với trẻ mà nói thì chưa chắc đã có tác dụng. Bởi vì đe doạ chính là thách thức đối với quyền tự chủ của trẻ. Với những trẻ

có chút tự trọng, chúng nhất định sẽ tỏ thái độ đối trọng lại với cha mẹ, qua đó cũng thể hiện mình không phải là người nhút nhát.

b. Mua quà

Mua quà đã phản ánh rất rõ với trẻ rằng, nếu trẻ làm (hoặc không làm) điều gì đó thì có thể được thưởng. Nên phương pháp hứa, đại loại: "Nếu…thì…", có lúc tạm thời khích lệ trẻ đạt được một mục đích nào đó thì về lâu dài, những lời nói như vậy cũng có nghĩa là người lớn còn hoài nghi về

khả năng của trẻ. Ngoài ra, cũng có thể trẻ sẽ mặc cả với người lớn, sử dụng cách thức: "Nếu bố (mẹ) không thưởng cho con, con sẽ không ngoan ngoãn"… để cưỡng ép người lớn, từ đó càng đưa

ra những yêu cầu vô lý, theo kiểu "được đằng chân lân đằng đầu". Phương pháp giáo dục có hiệu quả và được nhiều người chấp nhận không phải là phương pháp hứa thưởng quà cho trẻ, mà chính là phương pháp: Ban đầu không nên hứa hay cam kết gì, cứ để cho trẻ tự làm, trẻ mà làm tốt thì sẽ

ban thưởng.

c. Cam kết

Quan hệ giữa cha mẹ và trẻ cần phải bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Cha mẹ không nên cam kết gì đối với trẻ, ngược lại cũng không nên yêu cầu trẻ đưa ra cam kết. Nếu cha mẹ phải dựa vào "cam

kết" để nhấn mạnh lời nói của mình là sự thật thì vô hình chung đã biến những lời nói mà mình không cam kết trước đó thành những lời nói không đáng tin. Cam kết có thể khiến trẻ nảy sinh những kỳ vọng không sát thực tế. Cha mẹ cũng không nên chỉ bảo hoặc yêu cầu trẻ cam kết nhất nhất theo một khuôn mẫu nào đó, hoặc yêu cầu trẻ không được mắc lại một sai phạm nào đó. Sau khi trẻ đưa ra một cam kết mà không phải xuất phát từ ý nguyện thực sự của mình, thì cũng đồng nghĩa với việc trẻ đưa ra một tấm séc vô dụng. Chúng ta không nên khích lệ hành vi lừa dối như

vậy.

d. Châm biếm

Cha mẹ chế giễu, sẽ ảnh hưởng rất lớn sự tiến bộ của trẻ. Để giao tiếp với trẻ đạt hiệu quả, cha mẹ đừng tạo nên một sự trở ngại nhất định đối với trẻ. Trẻ sẽ phản kích lại những lời nói mang tính chế

giễu đó. Trong khi giáo dục trẻ nhỏ, cha mẹ không nên dùng những lời lẽ có tính chất châm biếm hoặc chế giễu, không được hạ thấp địa vị của trẻ trong con mắt của mình và trong con mắt của bạn

bè trẻ.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 58)