Giáo dục cho trẻ thông qua những tấm gương tốt

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 49)

Cha mẹ thường là tấm gương cho trẻ noi theo. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý từng lời nói, cử chỉ, hành vi của mình. Một ông bố khi dắt trẻ qua đường, thấy một người mù cũng muốn qua, liền đưa cả trẻ và người mù đó qua đường. Cách giáo dục không cần lời nói này có vai trò làm gương cho trẻ, ảnh hưởng lâu dài của nó là có thể kích thích sự đồng cảm của trẻ, sẵn sàng giúp đỡ. Nếu cha mẹ không chú ý tới lời nói và hành vi của mình sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới trẻ. Nếu tính tình cha mẹ nóng nảy, thô bạo, thường đánh người thì khi đi nhà trẻ, trẻ cũng dễ dàng đánh bạn bè mình. Do đó, cha mẹ cần chú ý ảnh hưởng của mình đối với trẻ, cần tự mình tu dưỡng về mọi mặt để luôn luôn gây ảnh hưởng tốt đối với trẻ và thực sự trở thành người thầy đầu tiên của trẻ.

Chương XI: Giáo dục và phát triển trí óc. Giáo dục và phát triển trí lực (tiếp) 22. Cần biết nắm bắt "cơ hội" khi dạy trẻ

Khi nấu nướng ta cần duy trì ngọn lửa ở nhiệt độ thích hợp mới có thể làm nên những món ăn ngon, hợp khẩu vị. Tương tự như vậy, để đạt hiệu quả cao trong khi dạy dỗ trẻ cũng cần nắm bắt "cơ hội". Cơ hội dạy dỗ trẻ chính là khoảng thời gian mà ở đó người dạy nắm được đặc điểm tâm lý

trẻ, lựa chọn và vận dụng phương pháp thích hợp nhất, có hiệu quả nhất để dạy dỗ trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều cơ hội để dạy dỗ trẻ, điều quan trọng là người dạy trẻ cần biết "nắm

bắt".

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 49)