Tiểu cầu: có chức năng hoàn chỉnh bảo vệ thành mạch máu và có vai trò quan trọng trong quá

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 75)

trình ngưng máu. Khi tiểu huyết cầu tụt giảm thì trên da sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu niêm mạc, thậm chí xảy ra hiện tượng chảy máu nghiêm trọng như chảy máu đường tiêu hoá, đường tiết niệu,

chảy máu não,…

2. Biểu hiện chủ yếu của chứng thiếu máu

Rất nhiều người có thể cũng biết ít nhiều về các triệu chứng thiếu máu, cho dù những hiểu biết đó chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, hầu hết họ đều có thể khẳng định được mối quan hệ giữa những biểu hiện trên với các nhân tố như nguyên nhân gây bệnh, khả năng phát tác tối đa, sự thay đổi lượng máu, mức độ thiếu máu và tuổi tác. Chẳng hạn như chảy nhiều máu cấp tính có thể gây choáng ngất; chứng thiếu máu mãn tính do thiếu dinh dưỡng, nếu được bồi dưỡng và sự thích ứng dần của cơ thể sẽ không có các biểu hiện rõ ràng trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng. Các triệu chứng thiếu máu chủ yếu do thiếu khí oxy gây ra. Thông thường, thiếu máu sẽ làm cho da, niêm mạc miệng, kết mạc mắt trở nên nhợt nhạt. Da của người thiếu máu do hồng cầu yếu mãn tính có màu vàng sáp hoặc vàng nhạt. Người bị bệnh trong một thời gian dài có thể trạng yếu, chậm phát triển, tóc khô,... Nếu máu chảy ngoài tuỷ sẽ dẫn đến sưng gan với nhiều mức độ khác nhau ở

các bạch huyết của gan.

Thiếu máu ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ em, đặc biệt là hô hấp và nhịp tim. Trẻ bị thiếu máu nghiêm trọng, tim sẽ bị sưng to và mắc phải bệnh tim do thiếu máu hoặc yếu tim. Trẻ bị thiếu máu thì tinh thần bất ổn hay phiền muộn, thiếu tập trung hoặc chậm phát triển về trí tuệ và tinh thần. Trẻ lớn thường gặp chứng đau đầu, chóng mặt và ù tai. Thiếu máu sẽ giảm chức năng tiêu hoá và chức năng miễn dịch của da và niêm mạc. Trẻ bị thiếu máu dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

3. Biểu hiện của triệu chứng thiếu máu sinh

Thiếu máu sinh lý là triệu chứng thiếu máu xảy ra ở trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi. Đây là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thông thường, từ 3 tháng tuổi trở đi, chức năng sản sinh hồng cầu của tuỷ mới hoạt động mạnh. Do đó người ta mới gọi triệu chứng này là chứng thiếu máu sinh lý. Ở trẻ đủ tháng tuổi, protein hồng cầu từ 100 - 110g/lít, rất ít khi giảm xuống đến 90g/lít. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, sau từ 3 - 6 tuần tuổi, protein hồng cầu mới đạt từ 70 - 90g/lít. Lúc sinh ra trọng lượng cơ thể càng nhẹ thì bệnh thiếu máu càng xuất hiện sớm và mức độ càng nghiêm trọng hơn. Thông thường, triệu chứng thiếu máu này không có biểu hiện đặc thù và cũng không cần phải tiến hành chữa trị. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý bổ sung các chất cần thiết trong thức ăn để sản sinh hồng cầu. Trẻ sinh thiếu tháng cũng nên dùng vitamin E và vitamin B11. Bạn không cần thiết phải dùng thuốc chứa sắt cho trẻ uống. Nếu bệnh nghiêm trọng hơn mức bình

thường thì bạn nên đưa trẻ đến bác sỹ.

4. Trẻ thường mắc các u bướu như thế nào?

Hầu hết mọi người đều biết, u bướu là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ cũng có khả năng mắc các u bướu, thậm chí nó đã trở nên khá phổ biến trong thời gian gần đây. U bướu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ. Trong các loại u lành ở trẻ em, chúng ta

thường thấy nhất là u huyết quản, u hạch quản, tiếp đến là dạng u dị hình, u xơ, u xơ thần kinh,... U tuyến giáp và u xương cũng là một biểu hiện thường gặp của hiện tượng u bướu ở trẻ. Trong các loại u ác tính thì bệnh máu trắng là thường gặp nhất, tiếp đến là u não, u hạch, u tổ chức mềm và

ung thư thời kỳ đầu.

U ác tính thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, u xương và u buồng trứng xuất hiện ở độ tuổi thanh niên. U sọ não rất ít xuất hiện ở trẻ từ 0 - 3 tuổi. Cùng với sự phát triển của y học, các biện pháp y học sau khi phẫu thuật u ác tính ở trẻ đã có những thay đổi tích cực. Do đó, khi trẻ mắc các u ác tính, các bậc phụ huynh cũng không nên xem nhẹ các biện pháp điều trị. Bố mẹ nên trao đổi thẳng thắn, tỉ mỉ với bác sỹ, tìm hiểu phương pháp điều trị và dự phòng tình hình về sau để đưa ra quyết định cuối cùng.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 75)