Chúng ta nên căn cứ theo nguyên nhân gây nên những sự cố đối với trẻ để tìm ra những cách đề phòng, trước tiên nên thực hiện những phương pháp sau:
a. Môi trường hoạt động
Tốt nhất là nên lát sàn ở trong phòng, nếu sàn nhà làm bằng xi măng thì tốt nhất nên trải đệm rơm hoặc thảm. Quanh nhà cũng phải có lan can để cho trẻ có được môi trường hoạt động an toàn. Chân bàn chân ghế phải có góc tròn để tránh trẻ bị va đập. Cửa ra vào nên mở ra ngoài, không nên lắp lò xo ở khe cửa có thể lót thêm nhựa hoặc cao su để tránh bị kẹp làm gãy ngón tay của trẻ. Cửa sổ, sân gác, thang gác trong nhà nên có lan can, mà lan can nên làm chấn song dọc, cao trên 1,1m, khoảng cách giữa hai chấn song nhỏ hơn 11cm, không lắp thanh (chấn song) ngang. Không được để ghế ở bên cạnh lan can để tránh không cho trẻ trèo lên. Vại nước, chum nước cần phải được đậy nắp, phải đổ hết nước trong chậu giặt để tránh trường hợp
trẻ ngã vào sẽ bị ngạt thở.
b. Đồ dùng hàng ngày.
Giường của những trẻ dưới 4 tuổi nên có thành giường, để đề phòng trường hợp trẻ bị ngã từ trên giường xuống. Độ cao của thành giường phải bằng 2/3 chiều cao của trẻ. Khi trẻ đứng chơi ở trên giường phải lấy hết chăn, gối ra ngoài để tránh cho trẻ trèo lên chăn, gối để khỏi giường. Phích nước nóng, nồi nước nóng, bật lửa, diêm, dao, kéo, kim, cưa phải được đặt ở những nơi trẻ không lấy được để tránh gây ra bỏng, cháy, bị điện giật và đứt tay. Những đồ điện trong phòng nên đặt trên độ cao 1,6m và tốt nhất là nên lắp đường điện ngầm để trẻ khỏi tiếp xúc. Phải thường xuyên kiểm tra đồ điện, dây điện xem có bị hở hay không? Tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa ở
trong bếp.
Nếu lắp lò sưởi ở trong phòng thì nên có những biện pháp an toàn như ống khói, cửa thông gió nhỏ, đồng thời cũng phải chú ý xem đầu ống khói liệu có bị hở khí hay không? và phải làm sạch lò sưởi định kỳ, giữ cho ống khói luôn được thông thoáng để tránh trúng độc do hít phải khí than. Xung quanh bếp lò nên có cái bao quanh hoặc để trong hộp đựng lò. Còn đường dẫn hơi cũng nên đậy kín để đề phòng bị bỏng. Sau mỗi lần dùng ga phải vặn chặt van. Còn những gia đình dùng lò nhiệt lỏng, phải dạy cho bé cách đóng mở; khi cần thiết có thể phải đặt một cái thùng nhỏ có khoá ở chỗ
c. Đồ chơi
Khi chọn đồ chơi cho trẻ, ngoài việc căn cứ vào tuổi của trẻ còn phải chú ý sao cho phù hợp với
yêu cầu an toàn, vệ sinh.
Không cho trẻ chơi những vật hay đồ chơi có thể tích nhỏ, sắc, có độc tính… ví như hạt ngọc trai, để đề phòng trẻ cho vào mũi hoặc nuốt vào miệng gây nên các dị vật ở tai, mũi, khí quản và thực quản. Tuyệt đối không được cho trẻ nghịch bút chì, đũa hoặc tăm để tránh chọc vào cổ họng và các
bộ phận khác trên cơ thể.
Các đồ chơi cỡ lớn như cầu trượt, bập bênh, thang leo phải luôn được kiểm tra định kỳ xem có hư hỏng gì không? nếu bị hỏng thì phải sửa chữa kịp thời. Khi trẻ chơi đùa phải có người lớn bên cạnh
để mắt tới.
Đương nhiên không thể cho trẻ chơi những vật dễ cháy nổ, những ngày lễ tết đốt pháo, đốt lửa, phải đề phòng gây bỏng ở mặt, tay, mắt và các bộ phận khác trên người trẻ.
d. Thuốc
Các bậc cha mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc, càng không nên cho trẻ uống thuốc của người lớn một cách tuỳ tiện. Trước khi cho trẻ uống thuốc, nên kiểm tra kỹ càng nhãn hiệu, liều dùng và cách uống thuốc. Đối với những loại thuốc đã quá hạn, nhãn thuốc không rõ ràng thì không nên uống. Đặc biệt chú ý không nên để thuốc bôi ở ngoài nhầm với thuốc uống. Những thuốc vẫn sử dụng được đều phải cất giữ cẩn thận, không được cho trẻ tuỳ tiện cầm kẻo trẻ tưởng là kẹo ngọt nuốt nhầm. Những loại thuốc có độc tính dùng hằng ngày như thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt muỗi, diệt chuột càng phải cất kỹ tránh không cho trẻ tiếp xúc. Ở các vùng nông thôn, chúng ta cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các phương pháp bảo quản và sử dụng các loại thuốc trừ sâu theo đúng quy định, tránh không được cho trẻ con tiếp xúc. Đồng ruộng, vườn rau sau khi đã phun thuốc trừ sâu cần phải có đánh dấu cụ thể và cấm tuyệt đối không cho trẻ vào đó trong khoảng thời gian một tuần. Không được dùng thuốc trừ sâu để diệt khuẩn cho trẻ hay phun lên quần áo trẻ làm cho thuốc ngấm vào da gây cho trẻ bị trúng độc, những bình đã từng đựng thuốc trừ sâu cần phải được tiêu huỷ. Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú phải tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu để trẻ không bị trúng độc khi đang bú mẹ.
e. Thực phẩm
Để tránh bị trúng độc từ thực phẩm cần phải tăng cường vệ sinh và bảo quản thực phẩm. Thức ăn của trẻ cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng, bảo đảm luôn tươi và không có độc. Thức ăn cần phải được hết sức đề phòng bị ô nhiễm, biến chất trong quá trình nấu, bảo quản và vận chuyển. Không nên cho trẻ ăn các loại dưa có hạt, lạc, các loại đậu hay các loại thức ăn có xương. Khi trẻ khóc to, kêu khóc thì không nên cứ bắt trẻ ăn để tránh xảy ra sự việc khó lường (thức ăn tràn vào
thực quản).
f. Ngủ
Ban đêm khi cho trẻ bú nhất định phải ngồi dậy bế trẻ bú. Sau khi trẻ đã đi vào giấc ngủ, cần phải tránh không để cho chăn, đệm hay quần áo phủ lên mặt trẻ. Tốt nhất là để cho trẻ ngủ riêng để tránh
xa ra những sự cố khiến trẻ bị ngạt thở.