Trẻ gặp phải những áp lực của cuộc sống mà không có cách nào vượt qua nên trong lòng

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 38)

nảy sinh tâm sợ hãi.

Ví dụ: Khi cha mẹ cãi nhau, trẻ chỉ biết run rẩy đứng nhìn, thậm chí khi thấy đồ đạc bị quăng quật, mẹ thì khóc rồi bỏ nhà ra đi… sẽ làm cho trẻ sợ hãi tột độ, trẻ có cảm nhận mất đi người mẹ của mình mà không sao níu kéo được mẹ quay trở lại; hoặc khi đến nhà trẻ muộn, bị thầy cô mắng, lần

sau trẻ không dám đến nữa; hoặc trẻ sẽ cảm thấy bị đe doạ tinh thần trước ánh mắt lườm nguýt hoặc cách đối xử thiếu công bằng của người thân, của thầy cô, hay có gia đình đã ra điều kiện quá cao đối với trẻ, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, việc gì cũng muốn con mình là nhất, thật ra, không phải việc gì trẻ cũng làm tốt được. Do sợ cha mẹ trách mắng, áp lực tâm lý lớn nên dứt khoát

không còn muốn đến nhà trẻ nữa.

c. Ảnh hưởng của người lớn

Có phụ huynh không làm chủ được tâm trạng của mình, thích to tiếng, làm kinh ngạc mọi người; hoặc không dấu nổi sự nhút nhát của mình mà ảnh hưởng đến hành động của trẻ. Khi trẻ leo lên cao, thì vội lớn tiếng quát lên: "Con mau xuống đi! Leo cao như vậy nếu ngã thì chết!" Người lớn quá "cẩn thận" như vậy sẽ làm cho trẻ có tâm lý nhút nhát. Lại có phụ huynh khi nhìn thấy chuột hoặc côn trùng thì vội kêu lên: "Ai da! Tôi chết mất". Sự mạnh dạn hay nhút nhát của trẻ hoàn toàn chịu ảnh hưởng của người lớn. Sợ hãi là điều bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, là phản ứng tất yếu của trẻ đối với môi trường xung quanh. Ví dụ: Trẻ được 8 tháng tuổi, sợ bò ra mép giường sẽ bị ngã. Tương tự đối với chó cũng vậy, nếu cho chó đến lan can trên sân gác, nó sẽ tự thụt lùi lại phía sau. Đây là biểu hiện bản năng để bảo vệ mình khỏi ngã. Cùng với sự trưởng thành của trẻ, tâm lý sợ hãi cũng dần thay đổi, sự vật đáng sợ hãi cũng giảm đi. Nếu biểu hiện sợ hãi của trẻ ngày càng nghiêm trọng và kéo dài, luôn tỏ ra sợ hãi trước sự vật nào đó mà đáng ra ở độ tuổi của mình, trẻ không phải sợ hãi như vậy; thể hiện phản ứng khủng hoảng nghiêm trọng (như khóc to, mồ hôi chảy ròng rã, khó thở…), thì đây lại là những phản ứng khác thường và không có lợi, gây tổn hại tới sự phát triển tâm hồn và thể chất của trẻ. Trường hợp này cần chú ý giúp trẻ kịp thời khắc phục.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 2) (Trang 38)