Trong thực tế cuộc sống, cần thường xuyên giúp trẻ phát triển khí quan cảm giác, tự mình quan sát, sờ mó, nghe, thưởng thức… nhằm làm cho trẻ phát triển cảm giác và tri giác, từ đó mà trẻ nhận thức được môi trường xung quanh. Ở độ tuổi này, những sự vật và hiện tượng (như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ…) sẽ có tác dụng đối với cơ quan cảm giác của trẻ, giúp trẻ hưng phấn, hiếu kỳ. Trẻ nhỏ được vài tháng tuổi, khi được đưa đi chơi ngoài phố sẽ cảm thấy hưng phấn. Điều này đã đáp ứng được khát vọng tìm hiểu sự vật của trẻ. Để thoả mãn loại khát vọng này, cha mẹ cần tranh thủ đưa trẻ ra ngoài để tăng cơ hội nhận thức cho trẻ. Thế nhưng, cha mẹ thường lo mùa Đông đi ra
ngoài trẻ dễ bị cảm, còn mùa Hè lại sợ nóng nên không muốn đưa trẻ ra ngoài. Thế nên cứ để trẻ ở trong nhà là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cứ ngăn cách trẻ với thế giới bên ngoài sẽ không có lợi cho sự phát triển của trí lực. Đối với trẻ nhỏ mà nói, thế giới này tự nhiên chính là nơi chứa đựng rất nhiều điều cần phải học tập. Thế giới tự nhiên sẽ giúp thể trạng và tâm hồn của trẻ linh hoạt hơn. Những
điều gây hứng thú, phấn khích cho trẻ bao gồm:
1. Đưa trẻ lên cao (cho trẻ lên đỉnh đồi, núi hoặc tầng thượng của nhà cao tầng), nhìn xuống phía dưới, trẻ sẽ nhìn thấy xe cộ và người đi trên đường rất nhỏ. 2. Cho trẻ quan sát đàn chim bay về tổ, lúc vào lúc ra. 3. Lúc ngồi trên xe, nhìn ra phía ngoài, trẻ sẽ thấy hàng cây bên đường đều lùi cả về phía sau. 4. Tại ngã tư không có cảnh sát giao thông, các đèn hiệu xanh đỏ tại sao lại tự thay đổi màu được,
trẻ sẽ cảm thấy ngạc nhiên.
5. Cho trẻ nhầm tưởng con chó vàng lông dài là con sư tử. Những cách thức linh hoạt trên tại sao chúng ta không vận dụng. Nếu chỉ biết nhốt trẻ trong nhà và
cho rằng làm như vậy là an tâm.
Thế chẳng phải là đã làm mất đi cơ hội học tập của trẻ hay sao? Những mất mát thì cực kỳ lớn. Nếu quan tâm, giáo dục trẻ thì ngay tại nhà cũng có rất nhiều cơ hội dạy trẻ. Dưới đây sẽ giới thiệu
một số cách dạy trẻ khi đang làm việc nhà:
Trẻ rất muốn mô phỏng những hành động của người lớn, mong muốn tự mình làm những việc trong gia đình. Đây chính là đặc trưng tâm lý do lứa tuổi của trẻ quy định. Do vậy, khi cha mẹ nhặt rau hoặc nấu cơm, hãy cho bé ngồi bên cạnh mình, người lớn vừa nhặt rau vừa hỏi: "lá rau này màu gì?" Trẻ trả lời là "màu xanh" hoặc "giống màu xanh". Cả hai cách trả lời này đều được coi là chính xác. Tiếp theo nói: "Lá màu xanh nghĩa là rau vẫn tươi, sau khi rửa sạch có thể chế biến làm thức ăn được". Sau đó cha mẹ hãy cầm một lá rau có màu vàng và nói: "đây là màu gì?" trẻ trả lời là "màu vàng". Sau đó, giải thích cho trẻ lá rau màu vàng thì không còn tươi, nên không thể ăn được. Lại chọn một lá rau bị sâu cắn, cho trẻ quan sát và giải thích rằng: "Lá rau bị sâu cắn thì không thể ăn được nên cần phải bỏ đi". Tóm lại, trong quá trình nhặt rau này, nếu chú ý dạy trẻ thì trẻ vừa biết cách phân loại, vừa biết cách nhận biết màu sắc. Đồng thời, tay chân bé sẽ linh hoạt hơn. Tóm lại, trong độ tuổi này, trí lực, ngôn ngữ, động tác, cá tính của trẻ đều ở giai đoạn hình thành. Do vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý quan tâm đến trẻ.