Nguyên tắc dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 58)

* Ý nghĩa của những quy phạm pháp luật về các biện pháp ngăn chặn

1.2.3. Nguyên tắc dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Hoạt động TTHS là hoạt động đặc thù của Nhà nước. Nó mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội của Nhà nước. Bởi vì, hoạt động này được tiến hành vì lợi ích giai cấp cầm quyền và lợi ích chung của xã hội.

Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân nên các hoạt động TTHS phải tuân theo nguyên tắc dân chủ, nhân đạo XHCN. Từ đó, quy định về các BPNC để áp dụng, thay thế, hủy bỏ cũng phải xuất phát từ lợi ích của con người chứ không thể chỉ vì lợi ích của Nhà nước.

Là những nguyên tắc của pháp luật XHCN, nguyên tắc dân chủ và nhân đạo đòi hỏi pháp luật TTHS về các BPNC phải thể hiện và bảo vệ được những giá trị xã hội với bảy nội dung sau đây:

Thứ nhất, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng "yêu cầu tôn

quyền bình đẳng trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là cái gốc của công cuộc cải cách tư pháp" [56, tr. 23], BLTTHS năm 2003 tiếp tục quy định và bổ sung nội dung vào nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân theo Điều 7, đồng thời, lần đầu tiên xác lập các nguyên tắc mới, như: bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan theo Điều 29; bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT hình sự gây ra theo Điều 30; giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan THTT, người THTT theo Điều 32 v.v… Các nguyên tắc này liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong TTHS nói chung và hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ BPNC nói riêng.

Thứ hai, BLTTHS năm 2003 quy định nhiều hơn các quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân, đồng thời, bảo đảm cho các quyền và lợi ích đó được thực hiện đầy đủ trên thực tế, như: quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự; quyền lợi của người bị oan; quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT hình sự gây ra; quyền khiếu nại tố cáo trong TTHS; quyền thu thập chứng cứ được giao cho người bào chữa… mà BLTTHS năm 1988 không đề cập đến, đồng thời, phải xử lý một cách công minh mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ ba, nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực thông

qua cơ chế đại biểu chuyển quyền lực của mình cho Nhà nước, làm cho quyền lực nhân dân thành quyền lực nhà nước. Cuộc "ủy quyền" quyền lực thông qua cơ chế theo truyền thống tổ chức quyền lực trong chế độ dân chủ được thực hiện thông qua pháp luật, trước hết là Hiến pháp. Quyền lực nhân dân được chuyển thành quyền lực Nhà nước được thông qua các cơ quan nhà nước. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ phải

đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân". Như vậy, quyền lực nhân dân về việc bắt người đã được chuyển giao cho TAND và VKSND thông qua Hiến pháp năm 1992. Từ đó, việc áp dụng các BPNC là ý chí và nguyện vọng của nhân dân được thực hiện bằng cơ quan THTT. Do đó, pháp luật TTHS còn xác định rõ các hình thức để nhân dân tham gia rộng rãi vào công cuộc phòng ngừa và ĐTCTP bằng các BPNC, như: bắt người phạm tội quả tang; nhận trách nhiệm bảo lĩnh; giám sát người chưa thành niên phạm tội; chứng kiến các hoạt động tố tụng của người THTT khi bắt khẩn cấp, bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Thứ tư, phạm vi, nội dung thẩm quyền và địa vị pháp lý được xác lập

trong mối quan hệ giữa cơ quan (người) THTT và người liên quan đến tội phạm chưa bị khởi tố, bị can, bị cáo đối với việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC phải tuân theo quy định của BLTTHS năm 2003. Đó là quyền và nghĩa vụ được đề cập tại các điều 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 48, 49, 50, đồng thời, có những quy phạm bảo đảm phòng ngừa trong thực tế đối với các hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước xâm hại các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, như: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình theo Điều 6; mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật theo Điều 7; v.v...

Thứ năm, BLTTHS năm 2003 quy định trách nhiệm pháp lý tương ứng

với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các BPNC, như; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bảo lĩnh trong trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan; trách nhiệm kỷ luật, TNHS của người THTT làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ… tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đồng thời, loại bỏ quy định đặc quyền, đặc lợi đối với những cá nhân nhất định. Ví dụ: xóa bỏ việc chỉ áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đối với người nước ngoài phạm tội được quy định tại Điều 76 BLTTHS năm 1988.

Thứ sáu, mục đích của các BPNC là ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc

không có mục đích trừng trị của hình phạt. Các BPNC đều không có tính chất dã man, hà khắc nhằm gây đau đớn, hành hạ thể xác, tinh thần và không nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người vi phạm pháp luật hình sự.

Thứ bảy, BLTTHS quy định các BPNC có trình tự, thủ tục, căn cứ áp

dụng ngày càng đầy đủ, có tính khả thi, tạo điều kiện cho các vụ án hình sự được giải quyết công khai, nhanh chóng, có cơ sở pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: các trường hợp bắt người đều được BLTTHS quy định cụ thể về căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng và có tính khả thi trong tình hình thi hành pháp luật hiện nay; việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam được điều chỉnh tại Điều 90. Bên cạnh đó, Quy chế về tạm giữ, tạm giam còn có chế độ sinh hoạt, nhận quà và được khám, điều trị khi bị ốm đau, bệnh tật, thương tích.

Trong quá trình áp dụng các BPNC nếu thấy việc áp dụng đó có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa, thì người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế BPNC khác. Quy định "phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế BPNC khác" thể hiện trách nhiệm của cơ quan (người) THTT chứ không phải là "đặc ân" để ban phát cho đối tượng trong vòng tố tụng. Đây là một trong những điều kiện để thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, khách quan, thận trọng.

Các BPNC trong BLTTHS hiện hành trở thành hệ thống độc lập là kết quả của lập pháp và thực tiễn phòng ngừa và ĐTCTP qua nhiều thời kỳ lịch sử xây dựng, phát triển của đất nước ta. Tìm hiểu quá trình đó, sẽ thấy được các giá trị truyền thống, tiến bộ, nhân đạo trong các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 58)