Căn cứ chung áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 79 - 82)

Trên cơ sở Điều 79 BLTTHS, căn cứ áp dụng các BPNC bao gồm: kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án. Theo nội dung này, có bốn căn cứ chung để áp dụng chúng là:

1) Khi cần thiết để kịp thời ngăn chặn tội phạm. Các tội phạm đã thực

hiện đều gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho một hay nhiều quan hệ xã hội đã được xác định trong BLHS. Việc ngăn chặn tội phạm khơng cho nó hồn thành, gây ra hậu quả thực tế có ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Vì vậy, BLTTHS quy định các căn cứ kịp thời ngăn chặn tội phạm trong hai trường hợp sau: a) Trường hợp bắt khẩn cấp: khi có căn cứ để cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo điểm a khoản 1 Điều 81; b) Trường hợp bắt quả tang: khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc sau khi thực hiện tội phạm, thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt theo khoản 1 Điều 82.

2) Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đây là căn cứ dự báo được dựa trên những tài liệu có

các tình tiết và hành vi của bị can, bị cáo, như: a) Nơi cư trú của họ khơng có hoặc khơng rõ ràng, sự vắng mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan (người) THTT, đã di chuyển khỏi nơi cư trú…; b) Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện thuộc vào loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Về tâm lý, mức hình phạt của các loại tội phạm này là rất cao, nên nỗi ám ảnh sợ hãi đối với nó ln trùm lên họ. Từ đó, xóa dấu vết, tiêu hủy tài liệu, đối phó với Cơ quan điều tra và bỏ trốn là cứu cánh mà họ thường nghĩ tới để trốn tránh khỏi hình phạt…; c) Các hành vi của họ được diễn ra sau khi tội phạm đã thực hiện, như: mua chuộc, đe dọa người bị hại, người làm chứng, xóa dấu vết, tiêu hủy chứng cứ, thông đồng với nhau khai báo sai sự thật…

3) Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Đây là

căn cứ dự báo và có thể xác định trên hai tiêu chí, như: a) Về nhân thân bị can, bị cáo là những đối tượng có nhân thân xấu. Ví dụ: bị can, bị cáo là người có ý thức chống đối giai cấp sâu sắc, những phần tử thuộc diện lưu manh, côn đồ, hung hãn… Bị can, bị cáo là những đối tượng phạm tội đã có nhiều tiền án, tiền sự hoặc những đối tượng phạm tội có tính chất chun nghiệp; b) Về hành vi của bị can, bị cáo: đe dọa trả thù người tố giác, người bị hại, người làm chứng; có sự chuẩn bị cơng cụ, phương tiện cho việc phạm tội và xét thấy khả năng thực hiện được những hành vi này.

4) Để bảo đảm thi hành án. Thi hành bản án và quyết định đã có hiệu

lực pháp luật của Tịa án có liên quan trực tiếp đến người bị kết án. Sự có mặt của họ rất cần thiết để cho quyết định của Tịa án có hiệu lực trên thực tế. Nếu người bị kết án bỏ trốn, thì việc truy cứu TNHS trở thành vơ nghĩa. Cho nên, BLTTHS năm 2003 có quy định năm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam để bảo đảm thi hành án, gồm: a) Trường hợp bị cáo không bị tạm giam, nhưng bị phạt tù, thì họ chỉ bị bắt giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu

lực pháp luật. HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội theo khoản 2 Điều 228; b) Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tịa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa theo Điều 177; c) Trường hợp bị cáo bị tạm giam mà bị xử phạt tù và đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, thì HĐXX quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp trả tự do vì bị phạt tù, nhưng cho hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù ngắn hơn hoặc bằng thời hạn tạm giam được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 theo Điều 228; d) Trường hợp bị cáo bị tạm giam mà bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hồn thành việc xét xử, thì HĐXX quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp trả tự do vì bị phạt tù, nhưng cho hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù ngắn hơn hoặc bằng thời hạn tạm giam được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 theo Điều 243; e) Trường hợp bị cáo bị phạt tử hình, thì HĐXX quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án theo Điều 228.

Ngồi ra, trong q trình giải quyết vụ án, cơ quan THTT còn thay thế các biện pháp: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm cho các hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù được thi hành trong thực tế, khi có căn cứ sau: a) Thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm theo Điều 25 BLHS; b) Hoàn cảnh gia đình, bản thân họ là người lao động chính duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu cơng vụ theo Điều 61 BLHS; c) Tình trạng sức khỏe, phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng theo Điều 88 BLTTHS; d) Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của bị can, bị cáo theo Điều 92 BLTTHS và tình trạng tài sản theo Điều 93 BLTTHS.

Khi giải quyết vụ án hình sự, theo các căn cứ chung được nêu ở trên, người THTT còn phải xem xét những căn cứ khác được quy định tại một BPNC cụ thể trong BLTTHS để quyết định lựa chọn một BPNC nào đó phù hợp với quy định về: tính chất của tội phạm, nhân thân đối tượng và điều kiện áp dụng. Việc quyết định áp dụng đó phải "tiết kiệm", có nghĩa là chỉ cần áp dụng một BPNC có mức độ ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam mà vẫn đạt được cả hai mục đích của các BPNC đã được phân tích ở tiểu mục 1.1.1, đồng thời, Nhà nước khơng phải tốn kém nhiều chi phí vật chất cho những thi hành việc bắt, tạm giữ, tạm giam.

Điều 79 BLTTHS hiện hành có đề cập đến bốn căn cứ chung nói trên, nhưng khơng chính xác về căn cứ và mục đích. Trong đó, có hai mục đích bị hiểu nhầm thành căn cứ là: a) Khi cần thiết để kịp thời ngăn chặn tội phạm; b) Để bảo đảm thi hành án.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 79 - 82)