Giải pháp áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 167 - 169)

- Điều 92 BLTTHS mẫu: Căn cứ vào tính chất ít nghiêm trọng, nghiêm

3.3.2. Giải pháp áp dụng pháp luật

Đối với Cơ quan điều tra, trước tiên và quan trọng nhất là nâng cao

chất lượng công tác áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp; thứ hai, tuyệt đối chấp hành các quyết định

không phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ của Viện kiểm sát; thứ ba, chấm dứt những sự việc nhục hình, tra tấn trong điều tra. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong điều tra; và thứ tư, thụ lý giải quyết dứt

điểm các trường hợp yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho người bị oan.

Đối với VKS, trong giai đoạn điều tra và truy tố, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, Viện kiểm sát có vai trò quyết định trong việc sử dụng các BPNC có tính chất nghiêm khắc hơn cả và các hoạt động điều tra. Cho nên, khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn bắt khẩn cấp, Kiểm sát viên cần xác định tài liệu có trong hồ sơ vụ án bảo đảm các căn cứ được quy định tại Điều 81 BLTTHS hay không và tốt hơn hết là nên gặp đối tượng bị bắt khẩn cấp để lấy lời khai làm rõ trường hợp bắt và hành vi phạm tội của họ. Nếu khẳng định trường hợp bắt là đúng thủ tục tố tụng, có căn cứ, thì đề xuất phê chuẩn bắt khẩn cấp, nếu khơng, thì cương quyết từ chối phê chuẩn để Cơ quan điều tra trả tự do cho người bị bắt. Khi Cơ quan điều tra đề

nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, nếu tài liệu khẳng định các sự kiện phạm tội, sự kiện chứng minh, hậu quả tội phạm đã xảy ra, thì mới phê chuẩn. Trường hợp ngược lại, thì từ chối phê chuẩn.

Khi nghiên cứu hồ sơ gia hạn tạm giữ, cần đánh giá phân loại từng trường hợp bắt quả tang. Nếu đó là vi phạm hình sự mới gia hạn tạm giữ, tuyệt đối không gia hạn tạm giữ đối với vi phạm hành chính.

Khi nghiên cứu hồ sơ phê chuẩn bắt bị can, bị cáo để tạm giam hoặc tạm giam, cần đặt vấn đề nên áp dụng BPNC khác hay không đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.

Sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra, cần xem xét có cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam nữa hay không để thay thế BPNC khác.

Công tác kiểm sát giam giữ và cải tạo cần được thực hiện hàng ngày để có thể phát hiện kịp thời những trường hợp tạm giữ, tạm giam quá hạn hoặc khơng có lệnh hoặc quyết định của người có thẩm quyền.

Đối với Tòa án, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản cáo trạng do Viện kiểm sát chuyển đến, Thẩm phán đánh giá được đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm của người phạm tội nên có thể xác định rõ việc có cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam hay thay thế BPNC khác. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, đối tượng đã bị áp dụng biện pháp tạm giam, cho nên cần xem xét thay thế bằng biện pháp khác. Như thế, sẽ hạn chế được những trường hợp bị tạm giam mà lại tun hình phạt khơng phải là tù và tình trạng quá tải của trong trại tạm giam.

Sau khi tuyên án, HĐXX có thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam. Trên các mẫu lệnh này, Thẩm phán ký thay HĐXX và có hình con dấu của Tịa án. Do đó, bị hiểu thẩm phán có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam. Lệnh bắt bị cáo để tạm giam phải được ký bởi những người được quy định tại Điều 80 BLTTHS - ba thành viên HĐXX. Vấn đề còn lại là phải có con dấu mang tên HĐXX và quốc huy nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Đối với người quản lý trại tạm giam, thông báo bằng văn bản đúng thời hạn mà Điều 11 Quy chế về tạm giữ, tạm giam cho cơ quan đang thụ lý vụ án có người bị tạm giữ, tạm giam chuẩn bị hết thời hạn tạm giữ, tạm giam; báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp xét thấy quyết định giam, giữ, trả tự do là trái pháp luật; thực hiện đúng tiêu chuẩn ăn theo định lượng được quy định tại Điều 26 Quy chế về tạm giữ, tạm giam; xử lý nghiêm đối với các nạn "đầu gấu" trong các trại tạm giam.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 167 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)