* Ý nghĩa của những quy phạm pháp luật về các biện pháp ngăn chặn
2.3. THỰC TIỄN BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CHO NGƢỜI BỊ OAN DO NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN TỐ TỤNG HÌNH SỰ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN TỐ TỤNG HÌNH SỰ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN GÂY RA
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 338 ngày 17-03-2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền
của cơ quan THTT hình sự gây ra, liên ngành Trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BQP-BTP-BTC ngày 25-03-2004 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này.
Dựa trên hai cơ sở pháp lý này, tính đến tháng 2 năm 2006, các cơ quan THTT đã tiến hành giải quyết bồi thường thiệt hại cho các trường hợp, như sau:
Bộ Công an đã tiếp nhận 61 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị oan. Phân loại ra, thì trách nhiệm giải quyết của VKS là 21 đơn, của Công an là 40 đơn. Trong 40 trường hợp đó, thì 15 trường hợp bị oan ở giai đoạn khởi tố, điều tra đã bồi thường trước khi có Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH và 6 trường hợp thuộc diện phải bồi thường theo văn bản pháp luật này. Đã giải quyết xong cho 3 người với số tiền 25 triệu đồng và 1 người thương lượng không thành về bồi thường vật chất nên chuyển sang Tòa án giải quyết [2, tr. 2].
Viện kiểm sát các cấp đã tiếp nhận 95 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị oan và đã làm thủ tục khôi phục danh dự, bồi thường cho 45 người với tổng số tiền 1.104.559.199 đồng; tổ chức công khai xin lỗi 26 người; có 7 người thương lượng không thành về bồi thường vật chất nên chuyển sang Tòa án giải quyết theo thẩm quyền [2, tr. 2].
TAND các cấp đã tiếp nhận 69 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, thụ lý 64 đơn, thương lượng thành 33 trường hợp. Ngoài ra, còn thụ lý 16 đơn khởi kiện của người bị oan yêu cầu Cơ quan điều tra và VKS bồi thường thiệt hại mà thương lượng không thành để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự. Đã xét xử 8 vụ sơ thẩm và 3 vụ phúc thẩm [2, tr. 2], còn lại 5 vụ tồn đọng.
Như vậy, trong thời gian 4 năm từ 2002 đến 2006, các cơ quan THTT các cấp đã tiếp nhận 241 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, đã giải quyết 129 đơn chiếm 53,5%, hòa giải không thành 24 trường hợp, chiếm 16,8%. Số tiền bồi thường là 1.107159199 đồng.
Từ số liệu và tỷ lệ trên cho thấy tình hình giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan đạt kết quả trung bình, có nhiều đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại còn tồn đọng, có nhiều trường hợp hòa giải không thành phải chuyển Tòa án để thụ lý giải quyết theo tố tụng dân sự.
Một trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại đã giải quyết xong: Nguyễn Văn Dĩnh, nguyên Điều tra viên của Cơ quan an ninh điều tra bị bắt oan đã yêu cầu VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế bồi thường thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Cơ quan này đã tổ chức làm thủ tục khôi phục danh dự, thương lượng bồi thường và tổ chức công khai xin lỗi được đương sự chấp nhận. Đánh giá hoạt động này, VKSND Thừa Thiên Huế cho rằng: "Viện kiểm sát là phía đã làm oan, phải xin lỗi, thương lượng công khai nên không còn là hoạt động tố tụng bình thường như đối với bị can, bị cáo hay một nguyên đơn bình thường khác" [75, tr. 1]. Nhận thức như vậy là không thấm nhuần quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát huy dân chủ theo hướng mở rộng các quyền và tự do của con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Biểu hiện cụ thể của quan điểm đó, lần đầu tiên BLTTHS năm 2003 ghi nhận hai nguyên tắc: "Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan" và "Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra" tại hai điều luật 29 và 30 BLTTHS.
Thực hiện quy định tại Điều 12 BLTTHS về nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan THTT, các cơ quan tư pháp trung ương còn xem xét, xử lý kỷ luật những cán bộ, công chức, chiến sĩ trực tiếp thụ lý giải quyết các vụ án tùy theo từng mức độ vi phạm. Riêng VKSND tối cao có tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn việc ra soát, lập hồ sơ và chỉ đạo VKSND các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thụ lý giải quyết yêu cầu của người bị oan; chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến việc làm oan. Kết quả là kiểm điểm và xử lý kỷ luật đối với 50 kiểm sát viên, cán bộ có liên quan đến việc gây ra oan.
Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cơ quan (người) THTT, như: thận trọng rà soát các căn cứ khởi tố bị can, quán triệt quan điểm của Đảng về việc bắt, giam, giữ nên việc khởi tố, truy tố, kết tội oan và bỏ lọt tội phạm đã giảm rõ rệt.
Trong Báo cáo của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp về kết quả 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị có đề cập đến việc bồi thường thiệt hại theo tinh thần Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH, nhưng tuyệt nhiên không có số liệu nào nói đến việc bồi hoàn. Lý do của nó được giải thích từ vướng mắc về cơ chế bồi hoàn mà chúng tôi đã phân tích ở tiểu mục 2.1 của chương này.
* Nguyên nhân của những tồn tại trong áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
Trung bình mỗi năm, cơ quan THTT Việt Nam thụ lý giải quyết hơn một trăm nghìn đối tượng bị áp dụng các BPNC. Do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho việc áp dụng chúng còn nhiều hạn chế.