Biện pháp giám sát đối với người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 108 - 109)

Trên cơ sở Điều 304 BLTTHS biện pháp này quy định:

Thứ nhất, Cơ quan điều tra, VKS, Tịa án có thể ra quyết định giao

người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt.

Thứ hai, người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt

chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó. Điều này được xây dựng theo năm tiêu chí sau đây:

- Cơ quan có thẩm quyền áp dụng: Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án.

- Đối tượng bị áp dụng: bị can, bị cáo là người chưa thành niên.

- Điều kiện áp dụng: người được giao giám sát có nghĩa vụ giám sát

chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục họ.

- Mục đích áp dụng: bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên

phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan THTT.

- Thủ tục áp dụng: a) Quyết định của người có thẩm quyền; b) Giao

người phạm tội đó cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu giám sát.

Điều 304 BLTTHS không quy định căn cứ áp dụng và mặc dù có đề cập nghĩa vụ giám sát của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nhưng khơng nói đến trách nhiệm của họ trong trường hợp đối tượng vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan là thiếu sót về kỹ thuật lập pháp. Như vậy, thiếu sót đó dẫn đến khơng cụ thể hóa được chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa pháp luật và quy định này không đi vào cuộc sống làm giảm hiệu quả áp dụng.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 108 - 109)