Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 154 - 155)

- Nguyên nhân khách quan

3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hộ

quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ ra định hướng:

- "Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và thực hiện tốt Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm" [21, tr. 229].

- "Hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đối với nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người dân, của tồn xã hội đối với phịng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm" [21, tr. 223].

- "Có chính sách đặc biệt phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân tại các khu vực có yêu cầu đặc thù về quốc phịng, an ninh" [21, tr 228].

- "Có chính sách khuyến khích các nhà máy cơng nghiệp quốc phịng sản xuất các sản phẩm dân dụng để tăng thêm năng lực phát triển" [21, tr 229].

Dựa vào định hướng trên của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, một trong ba định hướng xây dựng và hồn thiện pháp luật về quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội đã được Nghị quyết 48-NQ/TW xác định là:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng và chống tội phạm theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật là nòng cốt, phát huy sức mạnh của tồn xã hội trong việc phát hiện, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Hồn thiện chính sách hình sự, bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm [19, tr. 10]. Trên tinh thần đó, Nghị quyết 49-NQ/TW về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các BPNC, như:

- Đối với nhiệm vụ hồn thiện chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp: a) Xây dựng cơ chế phát huy sức mạnh của

nhân dân, cơ quan, các tổ chức quần chúng trong việc phòng ngừa tham nhũng [20, tr. 3]; b) Đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc ngăn ngừa, kiểm sát các hành vi tham nhũng [20, tr. 3]; c) Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng [20, tr. 9].

- Đối với nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp: a) Xây dựng lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp chính quy, đáp ứng kịp thời cho hoạt động xét xử, thi hành án [20, tr. 6]; b) Hoàn thiện chế định giám định tư pháp[20, tr. 6].

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 154 - 155)