Giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 169 - 171)

- Điều 92 BLTTHS mẫu: Căn cứ vào tính chất ít nghiêm trọng, nghiêm

3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ

Cần quán triệt đầy đủ quan điểm của Đảng về áp dụng các BPNC, trách nhiệm của Viện kiểm sát đối với trường hợp áp dụng các BPNC sai được nói rõ trong Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị: "Việc bắt, giam phải được xem xét cụ thể; đối với trường hợp bắt, giam cũng được khơng bắt, giam cũng được, thì khơng bắt, giam. Sai sót trong việc bắt, giam, giữ ở địa phương nào, thì trước hết Viện kiểm sát nhân dân địa phương ở địa phương đó chịu trách nhiệm" [15, tr. 2].

Nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau. Có nhận thức đúng, thì chấp hành mới đúng và ngược lại chấp hành đúng pháp luật chỉ có thể khi có nhận thức đúng. Trong TTHS, hoạt động áp dụng các BPNC và nhiều hoạt động khác do Điều tra viên trực tiếp thực hiện nên việc nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức pháp luật, cũng như đạo đức nghề nghiệp cho Điều tra viên có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng nói chung và sử dụng BPNC nói riêng. Cơng việc ấy cần theo các nội dung sau:

+ Cần xác định tư tưởng "trọng chứng cứ hơn trọng cung" cho điều tra viên để khắc phục tình trạng "bắt thay cho điều tra";

+ Tổ chức cho tất cả cán bộ làm công tác điều tra tội phạm học tập nghiên cứu các quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang, tạm giữ, tạm giam tại các điều 80, 81, 86, 87, 88 BLTTHS;

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Công an cơ sở là nhu cầu cần thiết và nên theo những nội dung sau:

+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về các loại vi phạm: hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, đất đai, nhưng quan trọng nhất là phân biệt được vi phạm hành chính và vi phạm hình sự;

+ Bồi dưỡng kiến thức về lập biên bản có những nội dung cần thiết phải được thể hiện trong đó; biên bản tạm giữ tang vật phạm tội; biên bản tạm giữ người; lấy lời khai người bị bắt, người bị hại; thủ tục dẫn giải người bị bắt; biên bản bàn giao người bị bắt;

+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quản lý đối tượng bị áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh;

Việc thông báo kịp thời các trường hợp gần hết thời hạn tạm giam có ý nghĩa quan trọng để cơ quan THTT đang thụ lý vụ án có biện pháp xử lý sẽ làm giảm đáng kể số lượng đối tượng bị tạm giam mà khơng có lệnh. Cho nên cần bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến trách nhiệm thực hiện Quy chế về tạm giữ, tạm giam cho giám thị, phó giám thị, quản giáo trại tạm giam, trưởng và phó nhà tạm giữ, nhất là:

+ Việc thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc hết hạn tạm giữ, tạm giam được quy định tại Điều 7 của Quy chế;

+ Tổ chức và tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều 7 và Điều 11 của Quy chế;

+ Hành vi thiếu trách nhiệm để cho đối tượng trốn khỏi nơi giam, giữ có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 301 BLHS; hành vi tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 302 BLHS.

Nên quan tâm đào tạo Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán theo chương trình cử nhân luật học thuộc chương trình chính quy để có chất lượng đào tạo tốt hơn.

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật cho Hội thẩm để có cơ sở, điều kiện thẩm vấn người tham gia tố tụng tại phiên tòa, đánh giá chứng cứ và biểu quyết có tội hay khơng có tội theo nhận thức của mình đúng với tinh thần của nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" được quy định tại Điều 16 BLTTHS.

Cần khẳng định và mở rộng hơn nữa, cũng như bảo đảm nguyên tắc được thi hành trong thực tiễn: "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" đã được khẳng định tại Điều 130 Hiến pháp năm 1992 và Điều 16 BLTTHS năm 2003 để khắc phục tình trạng lạm dụng tạm giam còn do án xử lòng vòng, các cơ quan THTT bất đồng quan điểm và có cả nguyên nhân xuất phát từ cơ chế của pháp luật. Để thấm nhuần nguyên tắc trên được sâu sắc hơn nữa, chúng ta cần biết và tiếp thu một giá trị văn minh của nhân loại mà pháp luật thế giới đã tiếp cận được, đó là quy định: "Tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tòa án của Nhật Bản tuyên bố vô tội" [62, tr. 49-50].

Các ngành Cơng an, VKS, Tịa án cần phối hợp tổ chức tập huấn những quy định về các BPNC để thống nhất thực hiện, phổ biến những vi phạm trong thực tiễn áp dụng để rút kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác, điều tra, truy tố, xét xử và phịng ngừa tích cực khơng để vi phạm xảy ra.

Các cơ quan truyền thơng đại chúng cần tích cực tham gia vào công cuộc phòng ngừa và ĐTCTP, biểu dương những cán bộ tư pháp dũng cảm chống tội phạm, bảo vệ công lý, phê phán những hành vi tiêu cực, vô trách nhiệm của một số cán bộ trong hoạt động tư pháp nói chung, trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế TTHS nói riêng.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 169 - 171)