THỰC TIỄN ÁP DỤNG, THAY THẾ, HỦY BỎ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 118)

* Ý nghĩa của những quy phạm pháp luật về các biện pháp ngăn chặn

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG, THAY THẾ, HỦY BỎ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

NGĂN CHẶN

Theo hai quy trình đã trình bày ở tiểu mục 2.1.4, nội dung thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC được chia làm hai phần, gồm: a) Thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ và các BPNC khác; b) Thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam và các BPNC khác. Tất cả các số liệu dưới đây được trích ra bởi những nguồn có số thứ tự là 55 và từ 78 đến 91 trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án này.

2.2.1. Thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp bắt, tạm

giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác

Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2002, toàn quốc đã tạm giữ 292.044 đối tượng, trong đó:

+ Bắt khẩn cấp 730.50 đối tượng, chiếm 25,01%; + Bắt quả tang 181.762 đối tượng, chiếm 62,24%;

+ Bắt theo lệnh truy nã và đầu thú 36.962 đối tượng, chiếm 12,66%. - Trong số tạm giữ, đã giải quyết 287.532 đối tượng, chiếm 98,46% như sau:

+ Khởi tố 224.661 đối tượng, chiếm 78,13%;

+ Không khởi tố và trả tự do 51.177 đối tượng, chiếm 17,80% + Chuyển tạm giam 196.790 đối tượng, chiếm 68,44%;

Hình số 2

Hình số 3

Hình số 4

Hình số 5

Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, toàn quốc đã tạm giữ 271.286 đối tượng, trong đó:

+ Bắt khẩn cấp 7.893 đối tượng, chiếm 28,82%; + Bắt quả tang 158.705 đối tượng, chiếm 58,50%;

+ Bắt theo lệnh truy nã và đầu thú 33.983 đối tượng, chiếm 12,53%.

Hình số 6

Hình số 7

- Số tạm giữ trên đã giải quyết 267.688 đối tượng, chiếm 98,67%, trong đó:

+ Khởi tố 251.482 đối tượng, chiếm 93,95%;

+ Không khởi tố và trả tự do 9.834 đối tượng, chiếm 3,67%; + Chuyển tạm giam 215.089, chiếm 80,35%;

+ Thay thế BPNC khác 36.644 đối tượng, chiếm 13,69%.

* Tổng hợp số liệu mười một năm từ 1998 đến 2008, thì số tạm giữ là 563.330 đối tượng, trong đó:

+ Bắt khẩn cấp 151.243 đối tượng, chiếm 26,92%; + Bắt quả tang 340.467 đối tượng, chiếm 60,37%;

+ Bắt theo lệnh truy nã và đầu thú 7.0945 đối tượng, chiếm 12,59%. - Đã giải quyết 555.220 đối tượng, chiếm 98,56%, trong đó:

+ Khởi tố 476.143 đối tượng, chiếm 86,04%;

Hình số 8

Hình số 9

- Chuyển tạm giam 411.879 đối tượng, chiếm 74,40%; - Đối tượng khởi tố tăng từ 78,13% lên 93,93%;

- Đối tượng không khởi tố, trả tự do giảm từ 17,80% xuống 3,67%; - Đối tượng bị tạm giữ được thay thế bằng BPNC khác từ 8,73% lên 13,69%. - Thay thế BPNC khác 61.751 đối tượng, chiếm 1,21%. Qua số liệu trên cho thấy, số không khởi tố và trả tự do còn chiếm tỷ lệ cao 10,74%.

Do BLTTHS năm 2003 có nhiều quy định chặt chẽ hơn, như: thu hẹp phạm vi người có thẩm quyền áp dụng BPNC, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, nâng cao trách nhiệm pháp lý của VKS, thời hạn quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đối với bắt khẩn cấp nên hiệu quả của các trường hợp bắt và tạm giữ đã được nâng cao hơn (xem Phụ lục 1, 2 và 3) và đối tượng bị tạm giữ thay thế bằng tạm giam chiếm tỷ trong cao và có xu hướng tăng từ 68,44% lên 80,35%;

Việc áp dụng các biện pháp bắt và tạm giữ có những tồn tại:

+ Bắt người phạm tội quả tang và không lập biên bản bắt người hoặc có lập biên bản, nhưng không có chữ ký của người bị hại, người làm chứng[55, tr. 5].

+ Cơ quan điều tra không lấy lời khai ngay đối với người bị bắt quả tang và trong thời hạn 24 giờ, không kịp ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt theo lệnh truy nã theo Điều 83 BLTTHS.

+ Bắt người đang bị truy nã, nhưng không làm các thủ tục theo quy định của Điều 82, 83 BLTTHS và để người bị tạm giữ không có lệnh trong một khoảng thời gian kéo dài bằng thời hạn gia hạn tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng. Ví dụ: Quách Lệ Thủy phạm tội Lừa đảo bị bắt theo lệnh truy nã bị tạm giữ ở trại T16- Bộ Công an từ 12/12/2002. Sau đó, Cơ quan điều tra của Bộ Công an tiếp tục tạm giữ 32 ngày từ 26/12/2003 đến 14/01/2004 tại Trại tạm giam T17-Bộ Công an [55, tr. 12].

Lập biên bản bắt người trong trường hợp khẩn cấp không đúng quy định: biên bản bắt người chỉ có một chữ ký của điều tra viên (Công an tỉnh Tiền Giang bắt Lưu Vĩnh Phước ngày 07/10/2002); biên bản bắt người không có đại diện chính quyền địa phương và người láng giềng chứng kiến (Quảng Bình có 17 trường hợp) [55, tr. 12].

Tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp còn kéo dài: Năm 2001 có 1.373 đối tượng, trong đó, VKS không phê chuẩn 192 trường hợp, chiếm 13,98% [55, tr. 12]; Năm 2002 có 51 đối tượng; năm 2003 có 127 đối tượng. Có 1.181 trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn bắt khẩn cấp, nhưng Cơ quan điều tra vẫn tạm giữ "thực tế". Cá biệt, có nhiều địa phương lạm dụng bắt khẩn cấp với tỷ lệ cao, như tại tỉnh Lâm Đồng có: huyện Đa Hu Oai 10/14 chiếm 77%; huyện Đơn Dương 18/28 chiếm 64%; Bảo lộc 13/33 chiếm 39% ... Đặc biệt, trường hợp Trịnh Hữu Khoa ra đầu thú về hành vi gây thương tích cho người khác bị Công an huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giam. Sau đó, Khoa tự sát tại Nhà tạm giữ của Công an huyện này [55, tr. 12].

Thông thường, Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh gia hạn tạm giữ với lý do chung là để làm rõ hành vi phạm tội, xác minh lai lịch của đối tượng. Có nhiều trường hợp không cần thiết tạm giữ nên Đoàn kiểm tra liên ngành năm 2001 đã trả tự do cho 1056 người ra khỏi nơi giam, giữ [55, tr. 6].

Triệu tập đối tượng đến làm việc tại trụ sở Cơ quan điều tra rồi tạm giữ luôn [5, tr. 144]. Vẫn còn hiện tượng giữ người bị bắt mà điều tra viên thường gọi là "lưu" [23, tr. 51].

Một số trường hợp tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố bị can phải được trả tự do, nhưng Cơ quan điều tra lại thay thế vào đó bằng biện pháp bảo lĩnh để chờ xử lý" [55, tr. 6]. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ đạt hiệu quả thấp thông qua chỉ số khởi tố bị can tại một số địa phương: "Năm 2002 - Huyện Kỳ Sơn, Nghệ An khởi tố 50%; cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi khởi tố bị can 44%" [55, tr. 11].

Viện kiểm sát ra quyết định từ chối gia hạn tạm giữ 27 trường hợp, nhưng Cơ quan điều tra vẫn tạm giữ "thực tế" đối tượng ở nơi giam giữ (Hà Tĩnh, An Giang, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Lâm Đồng, Kiên Giang, thành phố Hải Phòng) và hủy bỏ 75 trường hợp tạm giữ không cần thiết, nhưng đương sự không được trả tự do ngay (Lạng Sơn, Đà Nẵng, Cà Mau) [55, tr. 11].

Có nơi tính mạng, sức khỏe của người bị tạm giữ bị xâm phạm bởi chính Điều tra viên, như: cán bộ Công an huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã lấy lời khai của Phạm Quang Sơn là người bị bắt quả tang đang đóng gói ma túy tại nhà của mình, nhưng đối tượng không thừa nhận hành vi này và im lặng. Khoảng khoảng 12h ngày 22/7/2003, Đội trưởng Đội phòng, chống ma túy Nguyễn Văn Bắc ra lệnh khóa hai tay Sơn lại bằng khóa số 8 vào 2 thành ghế tựa, mỗi tay bị khóa vào một thành ghế, để nằm ngửa trên 2 hàng ghế tại phòng làm việc. Đến 9h 30’ ngày hôm sau, Sơn thở yếu nên được đưa đi cấp cứu và chết tại Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên [55, tr. 31].

Trong thực tế, sau khi kiểm tra hành chính, lực lượng liên ngành phát hiện đối tượng vận chuyển hàng cấm, như: thuốc lá ngoại, pháo nổ… nên lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Nếu xác định hành vi trên là tội phạm, thì sẽ áp dụng BPNC gì? Điều 86, 87 BLTTHS chưa điều chỉnh trường hợp này. Mặt khác, Điều 62

Hình số 10 Hình số 11 Hình số 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định: "Chuyển giao hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự" [72], nhưng không đề cập đến thủ tục thay thế biện pháp bị tạm giữhành chính bằng BPNC theo hồ sơ nói trên. Đó là sự thiếu đồng bộ của hai văn bản pháp luật này.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 118)