Yêu cầu cải cách tƣ pháp

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 143)

- Nguyên nhân chủ quan

3.1.2. Yêu cầu cải cách tƣ pháp

Đánh giá vai trò của tư pháp đối với dân chủ, Hồ Chí Minh viết: "Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền" [35, tr. 174], tư pháp góp phần "thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ" [33, tr. 250].Với tư duy đó, Hiến pháp 1946 quy định các Tòa án được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tiến bộ, dân chủ, như: Độc lập xét xử tại Điều 69, xét xử có Phụ thẩm nhân dân tham gia tại Điều 65, xét xử công khai tại Điều 67, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại Điều 67.

Bên cạnh, việc xây dựng bộ máy tư pháp, Người còn quan tâm đến việc phát triển tổ chức luật sư với vai trò bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự nên đã ký Sắc lệnh

số 46/SL ngày 10/10/1945 cho phép duy trì các tổ chức Luật sư của chế độ cũ để thực hiện quyền bào chữa và Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định bào chữa viên nhân dân là người do bị can lựa chọn hoặc Chánh án chỉ định được quyền bào chữa trước Tòa án trong điều kiện đất nước có chiến tranh để kịp thời bảo vệ lợi ích của bị can, bị cáo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền lên một tầm cao mới khi gắn việc này với yêu cầu tích cực phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí có yêu cầu về cải cách tư pháp như: - Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Thực hiện cải cách tư pháp nhằm chấn chỉnh lại bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực [21, tr. 126-128].

Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" có mục tiêu: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [20, tr. 2].

Trong cải cách tư pháp hiện nay, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cần được thực hiện đầy đủ trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tổ chức cơ quan công tố, tổ chức Tòa án một cách khoa học, gần dân và thuận tiện cho việc đi lại cho dân; việc tổ chức các cơ quan bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp làm sao tốt nhất để phục vụ cho xét xử, bảo đảm quyền công dân; việc huy động các thành phần xã hội tham gia vào hoạt động tư pháp…đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm làm tốt để thực hiện đầy đủ tư tưởng của Người về một nền tư pháp kiểu mới, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp.

Đoàn luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Đây là một thiết chế dân chủ bảo đảm cho quá trình dân chủ hóa hoạt động tư pháp. Hoạt động của các luật sư thể hiện khuynh hướng dân chủ hóa các hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Đánh giá đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và động lực để thực hiện dân chủ nên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định:

- Chăm lo thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, xử lý đúng đắn, kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Điều hòa lợi ích xã hội của các tầng lớp dân cư, các vùng miền, lĩnh vực; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là bộ phận có nhiều khó khăn trong công nhân, nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường xây dựng giai cấp công nhân có giác ngộ và bản lĩnh chính trị, có trình độ học vấn và nghề nghiệp ngày càng cao trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Phát huy trí tuệ và năng lực của đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài.

- Tạo điều kiện và phát huy tiềm năng, vai trò của doanh nhân, của người Việt Nam ở nước ngoài trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.

- Tăng cường các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân, tương ái và công tác vận động đồng bào ta định cư ở nước ngoài [21, tr. 304]. Theo đó, với yêu cầu cải cách tư pháp, cần thiết xây dựng và hoàn thiện chế định các BPNC phải theo hướng: huy động sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc phòng ngừa và ĐTCTP bằng việc quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân vào các hoạt động giám sát, theo dõi bị can, bị cáo để nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC được thực hiện ở cộng đồng; phát huy vai trò quan trọng của người bào chữa tham gia tố tụng ngay khi có quyết định tạm giữ hay khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam; theo hướng mở rộng dân chủ nên luật hóa đối tượng có quyền bào chữa đối với người bị bắt khẩn cấp, bị khám xét khẩn cấp và tiếp thu thẩm quyền, trình tự áp dụng biện pháp tạm giam tại Tòa án; sửa đổi những bất cập trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan; đối tượng được bồi thường; trách nhiệm bồi thường của CQTHTT và nghĩa vụ bồi hoàn của NTGTT; v.v...

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 143)