Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 171)

- Điều 92 BLTTHS mẫu: Căn cứ vào tính chất ít nghiêm trọng, nghiêm trọng ít nghiêm trọng, nghiêm trọng của tội phạm, nhân thân và có nơi cư trú

3.3.4. Các giải pháp khác

Để công tác tư pháp nói chung, việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC nói riêng được đúng pháp luật, có hiệu quả ngăn ngừa và chặn đứng tội phạm trước tình hình mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

nhấn mạnh: "Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Tòa án các cấp" [16, tr. 49]. Theo tinh thần này, chúng ta cần:

- Thực hiện chuyên môn hóa lực lượng điều tra đối với những vụ án có đối tượng phạm tội là người chưa thành niên hoặc tham nhũng.

- Sắp xếp bộ máy của Tòa án cho phù hợp để thực hiện quy trình thụ lý hồ sơ vụ án qua các khâu: a) Cán bộ ghi sổ thu lý, lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự với Kiểm sát viên, lập báo cáo về BPNC đang được áp dụng, trình hồ sơ và báo cáo cho Lãnh đạo Tòa án phụ trách phần việc; b) Lãnh đạo Tòa án quyết định việc áp dụng thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam và phân công vụ án cho Thẩm phán.

- Hệ thống Tòa án cấp huyện cần bố trí theo khu vực để có điều kiện tổ chức các tòa chuyên trách do cán bộ được phân công lại có chất lượng hơn, hoạt động được nhiều hơn, tránh tình trạng tạm giam không có lệnh ở Tòa án.

- Xây dựng, cải tạo, sửa chữa các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trang bị những vật dụng cần thiết bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giam đúng quy định của pháp luật. Cần đầu tư cơ sở vật chất cho nhà tạm giữ, trại tạm giam bảo đảm sức chứa trung bình theo đầu người được quy định trong Quy chế về tạm giữ, tạm giam được ban hành theo Nghị định ngày 7/11/1998 của Chính phủ.

- Lập quy định để giám thị trại tạm giam có điều kiện kiểm tra thời hạn tạm giam sắp hết để thông báo cho cơ quan nào đang thụ lý vụ án.

- Để chống gây ra oan, các cơ quan tư pháp cần nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng và trách nhiệm của những cán bộ trực tiếp vận hành công việc này. Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án phải chịu trách nhiệm về những trường hợp oan trong phạm vi, thẩm quyền của mình.

- Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và nhân dân đối với công tác tư pháp nói chung, việc áp dụng biện pháp

cưỡng chế TTHS và các BPNC nói riêng; tập trung vào việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam. Cần thiết giao quyền hạn cho Trưởng đoàn kiểm tra do Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập có thể ra quyết định trả tự do khi có những người bị oan mà không cần phải ra văn bản yêu cầu cơ quan tư pháp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nghiên cứu chương 3, có thể rút ra một số nội dung chính, như sau:

Một là, sự cần thiết của việc hoàn thiện những quy phạm về chế định

các BPNC xuất phát từ: a) Yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, yêu cầu cải các tư pháp và yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế; b) Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống và sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang diễn ra nghiêm trọng, ngăn chặn chưa hiệu quả tình hình tội phạm; c) Đòi hỏi của nhân dân bảo vệ quyền tự do, dân chủ và những mục tiêu, quan điểm, định hướng của Đảng ta về xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo những yêu cầu và các phương hướng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng.

Hai là, việc hoàn thiện những quy phạm về chế định các BPNC dựa trên

quan điểm cơ bản của Đảng ta về xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, như: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, cũng như các định hướng cụ thể theo từng quan điểm cơ bản nói trên.

Ba là, dựa trên sự cần thiết từ những yêu cầu, quan điểm cơ bản của Đảng ta, cũng như định hướng cho từng quan điểm đã được chỉ ra, việc hoàn thiện chế định các BPNC nhằm nâng cao hiệu quả của chúng được xem xét trên ba phương diện: thực tiễn, lý luận và lập pháp. Cả ba phương diện này đều nhằm giải quyết thực tiễn áp dụng có hiệu quả thấp đối với các biện pháp: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm; nhiều trường hợp lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam; xu hướng áp dụng biện pháp hạn tạm giam nhiều hơn so với các BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm, tạm giữ hình sự thay cho tạm giữ hành chính và những vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng BPNC gây hậu quả nghiêm trọng, như: dùng tra tấn, nhục hình biến tướng, gây chết người.

Sự cần thiết và những quan điểm cơ bản nêu trên sẽ là tiền đề quan trọng cho phương hướng thiết lập các kiến giải về lập pháp, áp dụng pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật và một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định các BPNC. Trong các giải pháp đó, thì giải pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật là tiền đề, tiến hành thường xuyên lâu dài và bền bỉ. Nó có tác dụng nâng cao nhận thức của người THTT, người có trách nhiệm trong quản lý nơi giam, giữ, đồng thời, cũng là biện pháp phòng ngừa tội phạm xảy ra trong các khâu này.

KẾT LUẬN

Tóm lại, nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ luật học: "Chế định các biện

pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam" cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung dưới đây:

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)