Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 56 - 58)

Pháp chế được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán tuân thủ và chấp hành những quy định của Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp, các đạo luật từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân. Nội dung của nguyên tắc này được quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992.

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN được thể hiện bằng quy phạm: "Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải theo quy định của Bộ luật này" theo Điều 2 BLTTHS. Theo đó, hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC phải theo quy định của BLTTHS.

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN đối với hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC với bảy nội dung sau đây:

Trước tiên, việc áp dụng các BPNC chỉ được tiến hành khi có căn cứ

và cần thiết. Phần lớn các BPNC cụ thể được quy định trong BLTTHS có đề cập căn cứ áp dụng. Người THTT có trách nhiệm phải kiểm tra sự hiện diện, chính xác và đầy đủ các căn cứ đó trong hồ sơ vụ án, đồng thời, phải xem xét áp dụng BPNC nào là cần thiết để đạt được hai mục đích của BPNC và những quy định về điều kiện áp dụng. Sau khi có sự kiểm tra kỹ lưỡng đó, họ sẽ quyết định lựa chọn một BPNC phù hợp nhất đối với một đối tượng cụ thể.

Thứ hai, việc áp dụng các BPNC phải tuân theo quy định của BLTTHS

về thẩm quyền. Do tầm quan trọng, sự phức tạp về thủ tục, trình tự thực hiện và mức độ nghiêm khắc khác nhau của từng BPNC, cũng như yêu cầu thận trọng áp dụng chúng, BLTTHS quy định thẩm quyền áp dụng các BPNC có tính nghiêm khắc cao, thì giao cho lãnh đạo của ba cơ quan THTT, còn những BPNC có tính nghiêm khắc thấp hơn, thì giao cho cá nhân, như: thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tịa hoặc cơng dân (bắt quả tang).

Thứ ba, BLTTHS còn quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục đối với việc

áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC. Bảy BPNC khác nhau trong BLTTHS đều có những điểm khác nhau theo các vấn đề trên địi hỏi người có thẩm quyền hoạt động tố tụng phải nắm vững để thực hiện đúng.

Thứ tư, trong các BPNC được quy định tại BLTTHS, thì sự phê chuẩn

của VKS cùng cấp là điều kiện bắt buộc để có hiệu lực pháp lý đối với các BPNC sau: Bắt khẩn cấp, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, gia hạn tạm giữ, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Việc quyết định phê chuẩn hoặc khơng phê chuẩn các biện pháp đó cũng địi hỏi phải thận trọng, khách quan để bảo đảm tính có căn cứ, tính hợp pháp của việc sử dụng chúng.

Thứ năm, BLTTHS quy định nghĩa vụ chấp hành pháp luật TTHS

khơng những từ phía bị can, bị cáo, người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm chưa bị khởi tố mà còn cả từ phía những cơ quan, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát, theo dõi việc chấp hành pháp luật của các đối tượng trên. Việc họ chấp hành những quy phạm về các

BPNC có ý nghĩa tạo điều kiện cho cơ quan (người) THTT tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS.

Thứ sáu, các quy định về căn cứ áp dụng, thay thế, hủy bỏ và thủ tục

thực hiện đối với từng BPNC phải rõ ràng, không mâu thuẫn nhau là tiền đề cho việc triệt để nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp hành pháp luật TTHS nói chung và những quy định về các BPNC nói riêng.

Thứ bảy, nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN còn địi hỏi cơ quan

THTT có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan mà bị áp dụng các BPNC. Việc giải quyết đó cần kịp thời, đúng đắn và đầy đủ.

Việc tùy tiện áp dụng các BPNC dễ dẫn đến những hậu quả xấu, nên nhất thiết phải thận trọng, khách quan và tuân theo các quy định của BLTTHS về đối tượng, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục để bảo đảm tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 56 - 58)