- Nguyên nhân khách quan
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà
các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ ra định hướng:
"Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và từng cấp, từng loại hình tổ chức nhà nước" [21, tr. 133].
"Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng pháp luật, giảm mạnh việc ban hành pháp luật. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao" [21, tr. 126].
- Hồn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
- Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bổ sung, hồn thiện Luật khiếu nại và tố cáo" [21, tr. 129].
"Khẩn trương xây dựng và thực hiện kiên quyết hệ thống pháp luật đồng bộ về phòng ngừa, phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng" [21, tr. 255].
Từ định hướng trên của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, một trong năm định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được Nghị quyết 48-NQ/TW xác định là: "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp" [19, tr. 5]mà:
- Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, bảo đảm Tòa án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm với nguyên tắc hai cấp xét xử. Hồn thiện cơ chế quản lý Tịa án địa phương theo hướng bảo đảm tính độc lập giữa các cấp Tòa án trong hoạt động xét xử.
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND theo hướng bảo đảm thực hiện chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành viện công tố.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của của Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra.
Trên tinh thần đó, Nghị quyết 49-NQ/TW về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" xác định tám nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó, có các nhiệm vụ sau liên quan đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các BPNC, như:
Thứ nhất: a) xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và hoàn thiện tổ chức,
bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND theo định hướng: tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tịa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa án thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; b) VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra; c) nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra TTHS [20, tr. 4-5].
Thứ hai: Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp: "Nâng cấp các
nhà tạm giam theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của các cơ quan tư pháp" [20, tr. 8].
Theo đó, định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các BPNC, như sau: a) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội; b) thu hẹp
đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam; xác định rõ ràng căn cứ tạm giam; c) Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; d) Những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam, thì kiên quyết khơng phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; e) Phát hiện kịp thời các trường hợp oan trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình [20, tr. 3].