* Ý nghĩa của những quy phạm pháp luật về các biện pháp ngăn chặn
1.2.1. Nguyên tắc sử dụng các biện pháp ngăn chặn để đấu tranh, xử lý tội phạm
xử lý tội phạm
Khi hành vi phạm tội xảy ra, việc khám phá nó và người thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc phòng ngừa và ĐTCTP. Về vấn đề này V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội, thì bị trừng phạt nặng, mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện" [32, tr. 508]. Trên tinh thần đó, Điều 1 BLTTHS hiện hành đã xác định một trong những nhiệm vụ của mình là ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Và, "Loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu "xã hội đen", tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm trong lĩnh vực tin học… sẽ diễn biến phức tạp và có xu hướng phát triển" [63, tr. tr. 2].
Từ những phương châm, nhiệm vụ và tình hình tội phạm được dự báo trên, việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC cần dựa trên nguyên tắc sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm với bảy nội dung sau đây:
Trước hết, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm bằng cách
huy động toàn bộ hệ thống các BPNC mà BLTTHS năm 2003 quy định, trong đó, có những biện pháp có tính chất mở rộng và thủ tục thực hiện đơn giản để kịp thời chặn đứng ngay hành vi đang thực hiện tội phạm, như: bắt quả tang, bắt khẩn cấp và những biện pháp được áp dụng theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm trở lên và biện pháp áp dụng có liên quan đến tài sản của công dân, như: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Bên cạnh đó, trong hệ thống này còn có các BPNC mà mức độ nghiêm khắc ít hơn, như: cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, việc giám sát người chưa thành niên phạm tội để áp dụng đối với đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà có nơi cư trú rõ ràng. Toàn bộ hệ thống này sẽ phát huy được sức mạnh của nó trong phòng ngừa và ĐTCTP.
Thứ hai, không sử dụng các BPNC để giải quyết các vi phạm pháp
luật khác, như: vi phạm hành chính, vi phạm kinh tế, vi phạm dân sự… Bởi vì, tư tưởng và quyết định hình sự hóa các quan hệ pháp luật khác là nhận thức sai lầm và hành vi trái pháp luật đang bị xã hội lên án và Nhà nước truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Thứ ba, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm bằng các
chứng cứ thực tế đã được thu thập bằng các hoạt động tố tụng, trong đó có hoạt động áp dụng các BPNC. Các chứng cứ đó được thể hiện trong hồ sơ vụ án có nghĩa là "án tại hồ sơ".
Thứ tư, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm bằng sức
biện pháp do BLTTHS quy định, trong đó có các BPNC để chặn đứng tội phạm. Tham gia vào quá trình thực hiện các biện pháp đó, ngoài cơ quan (người) THTT còn có cả chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và công dân.
Thứ năm, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm luôn đi đôi
với các biện pháp phòng ngừa, như: áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm, tuyên truyền và giáo dục nhận thức pháp luật và ý thức tuân theo pháp luật, nêu gương người tốt việc tốt, điển hình dũng cảm bắt cướp,…
Thứ sáu, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm với tinh thần
kiên quyết áp dụng BPNC sẽ khắc phục "sự chùn tay" của người THTT trước tình huống phức tạp, khó khăn khi ra quyết định hoặc thi hành công vụ, cũng như chiến thắng "tư tưởng e ngại" về trách nhiệm bồi hoàn theo Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Thứ bảy, sử dụng các BPNC để đấu tranh, xử lý tội phạm phải dựa
trên nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN gắn liền với nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận.