Trên cơ sở Điều 92 BLTTHS thì biện pháp bảo lĩnh quy định:
Thứ nhất, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm
giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, VKS, Tịa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Thứ hai, cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân
thích của họ. Trong trường hợp này, thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình.
Thứ ba, khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam
đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, VKS hoặc Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Thứ tư, những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
Thứ năm, cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư
cách tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức người
đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh, thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
Thứ sáu, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam
đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Điều luật này được xây dựng theo bảy tiêu chí sau đây:
- Về bản chất pháp lý: bảo lĩnh là biện pháp thay thế cho tạm giam. - Về đối tượng bị áp dụng: bị can, bị cáo.
- Về điều kiện áp dụng: a) Nhân thân của bị can, bị cáo; b) Cá nhân có
thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ, nhưng ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình; c) Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng BPNC khác nếu vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan, như: tiếp tục phạm tội, khơng có mặt đúng thời gian, đúng địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan THTT.
- Về căn cứ áp dụng: tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội.
- Về chủ thể có quyền áp dụng: những người đã quy định tại khoản 1
Điều 80 của Bộ luật này và Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa.
- Về mục đích áp dụng: khơng để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội; bảo đảm
sự có mặt của họ đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan THTT.
- Về thủ tục áp dụng: a) Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải
làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, VKS hoặc Tòa án; b) Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh, thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận
của người đứng đầu tổ chức; c) Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Điều luật quy định căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh dựa vào tính chất của tội phạm, nhưng không xác định loại tội phạm nào nên khơng có căn cứ cụ thể để áp dụng và phân biệt với căn cứ áp dụng BPNC cấm đi khỏi nơi cư trú. Ví dụ, căn cứ vào loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng mà cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
Mặc dù, điều luật đã quy định cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan, nhưng lại không chỉ thẳng ra đó là trách nhiệm thuộc loại hình sự, dân sự, hành chính hay kỷ luật ? Để phù hợp với thực tế của Việt Nam, nên quy định cụ thể trách nhiệm dân sự là phạt tiền đối với người vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thay cho trách nhiệm tín chấp đã được ghi nhận trong: "Một số định hướng nghiên cứu bước đầu về việc xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự" [3, tr. 7] ngày 31/03/2009 Ban soạn thảo BLTTHS (sửa đổi) VKSNDTC.