Việc bồi thƣờng thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền tố tụng hình sự áp dụng các biện

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 114)

* Ý nghĩa của những quy phạm pháp luật về các biện pháp ngăn chặn

2.1.5. Việc bồi thƣờng thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền tố tụng hình sự áp dụng các biện

ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp ngăn chặn gây ra

Việc hủy bỏ các BPNC khi không còn cần thiết nói ở tiểu mục 2.14. đã chỉ ra sáu trường hợp trả tự do không phải chịu TNHS đi kèm với đình chỉ tố

tụng và có liên quan đến việc phải bồi thường thiệt hại vì bị oan theo Nghị quyết 338. Nghiên cứu nội dung của văn bản quy phạm pháp luật này, chúng ta cần phân tích ba vấn đề sau: a) Đối tượng được bồi thường thiệt hại; b) Trách nhiệm bồi thường, nghĩa vụ hoàn trả; c) Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Về đối tượng được bồi thường thiệt hại

Điều 1 Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH quy định nhiều đối tượng được bồi thường thiệt hại, trong đó có hai trường hợp bị áp dụng BPNC là người bị tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, có hai loại đối tượng bị oan mà bị áp dụng biện pháp bắt quả tang và bắt khẩn cấp, thì không được đề cập trong văn bản pháp luật này. Sự bỏ lọt này là thiếu sót về mặt lập pháp ảnh hưởng nguyên tắc: "Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan" được quy định tại Điều 29 BLTTHS.

Về trách nhiệm bồi thường, nghĩa vụ hoàn trả

- Điều 10 Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH khẳng định: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án. Theo quy định của BLTTHS, nhiều quyết định của Cơ quan điều tra nếu được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn mới có giá trị thi hành. Như vậy, có những quyết định liên quan đến trách nhiệm của cả hai cơ quan là Cơ quan điều tra và VKS cùng cấp. Đếm chi ly ra, thì có năm BPNC trong mười BPNC mà BLTTHS năm 2003 quy định phải do Cơ quan điều tra ra lệnh và được VKS phê chuẩn mới có giá trị được thi hành hay tiếp tục được áp dụng, như: a) Biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam; b) Biện pháp bắt khẩn cấp; c) Biện pháp tạm giữ được gia hạn lần một và lần hai; d) Tạm giam; e) Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Nếu năm biện pháp này áp dụng với người bị oan, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cả hai cơ quan đó và trách nhiệm bồi hoàn thuộc về người THTT ở hai cơ quan đó, cụ thể là:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra- những người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Cơ quan điều tra, trong đó quyết định áp dụng BPNC theo Điều 34 BLTTHS;

+ Điều tra viên - người trực tiếp đề xuất áp dụng BPNC, thi hành các lệnh bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam theo Điều 35 BLTTHS;…

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS - những người ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn năm loại quyết định áp dụng BPNC của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra và quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra theo Điều 36 BLTTHS;

+ Kiểm sát viên - người đề nghị phê chuẩn áp dụng năm loại biện pháp trên theo Điều 37 BLTTHS.

Như vậy, có thể xảy ra trường hợp bốn người cùng có lỗi ở cả Cơ quan điều tra và VKS đối với một trường hợp bị oan đã bị áp dụng BPNC.

Bên cạnh đó, Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường"[50]. Theo tinh thần của điều luật này, thì cả hai cơ quan trên đều có trách nhiệm bồi thường cho người bị oan đã bị áp dụng BPNC ở giai đoạn điều tra và cả bốn người đó phải có trách nhiệm bồi hoàn.

Khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH lại quy định: "nếu việc tạm giữ, tạm giam có phê chuẩn của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát đã phê chuẩn có trách nhiệm bồi thường" là không phù hợp với quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nên chăng, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cả Cơ quan điều tra, VKS cùng cấp cho người bị oan trong giai đoạn điều tra và mỗi cơ quan chịu một nửa mức giá trị phải bồi thường, tương tự Luật Nhà nước bồi thường của Trung Quốc có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1995 [11, tr. 40].

- Điều 16 và 17, Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH quy định: "Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây oan do lỗi của mình trong quá

trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật" và "Thủ trưởng cơ quan đã thực hiện việc bồi thường thiệt hại có trách nhiệm quyết định mức hoàn trả, phương thức hoàn trả mà người có nghĩa vụ phải hoàn trả phải thực hiện". Quy phạm này khó thực hiện, bởi vì, thiếu sự công bằng khi những người cùng có lỗi lại không cùng có nghĩa vụ hoàn trả mà chỉ có một trong số họ phải gánh chịu nghĩa vụ đó.

Về thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại

Điều 3 Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH khẳng định: "Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ động giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan, thân nhân của người bị oan theo quy định của pháp luật". Mặt khác, các điều 16 và 17, của Nghị quyết này đã xác định: "Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây oan do lỗi của mình trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật".

Mặc dù, trách nhiệm bồi thường do lỗi đã được khẳng định theo nội dung trên, nhưng Điều 19 của Nghị quyết lại quy định thời hiệu yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại giải quyết việc bồi thường là hai năm, kể từ ngày bản án, quyết định trên có hiệu lực pháp luật.

Thời hiệu hai năm nói trên là không phù hợp. Bởi vì, người bị oan không có lỗi mà lỗi thuộc về người THTT. Lỗi của họ trong việc áp dụng BPNC khi thu thập chưa đầy đủ các chứng cứ để có căn cứ thuyết phục mà khởi tố bị can, thiếu trách nhiệm không nghiên cứu đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án mà đã vội vã quyết định lựa chọn một BPNC không bảo đảm căn cứ và điều kiện áp dụng được quy định trong BLTTHS, v.v...

Thay thế Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được ban hành ngày 29/6/2009 vẫn còn những thiếu sót nói trên.

Hình số 1

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 114)