Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 152 - 154)

- Nguyên nhân khách quan

3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân

quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ ra định hướng:

- Xây dựng quy chế ra quyết định của Đảng, phát huy trí tuệ tập thể; có cơ chế để nhân dân bày tỏ ý kiến đối với những quyết định lớn, tham gia công việc của Đảng; khắc phục lối làm việc xa dân.

- Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân và tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát Nhà nước và gián sát của nhân dân.

- Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân với việc hoạch định đường lối, chủ chương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả công tác tổ chức cán bộ.

- Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban kiểm tra của Đảng với Thanh tra Chính phủ.

- Xây dựng và hoàn thiện chế độ bầu cử, cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ; mở rộng quyền đề cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự để lựa chọn [21, tr. 134-136].

"Ban hành Luật về Hội; phát triển nhiều hình thức tự quản của dân hoạt động theo pháp luật" [21, tr. 255].

Dựa vào định hướng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được Nghị quyết 48-NQ/TW xác định là:

Thứ nhất: a) Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, nhất là Tòa án trong việc bảo vệ các quyền đó; b) Xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; c) Khẩn trương ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (đã ban hành năm 2009) và thi hành có hiệu quả.

Thứ hai: a) Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát các cơ quan dân

cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, cơng chức; b) Mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc Nhà nước;… [19, tr. 2-3].

Trên tinh thần đó, Nghị quyết 49-NQ/TW xác định những nội dung liên quan để định hướng xây dựng và hoàn thiện chế định các BPNC, như sau:

Thứ nhất: a) Bảo vệ người trung thực phát hiện, tố cáo người điều tra,

truy tố, xét xử có hành vi tham nhũng; b) Hoàn thiện chế định bồi thường, bồi hoàn [20, tr. 3]; c) Hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, xác định rõ chế độ trách nhiệm của luật sư; d) Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp [20, tr. 3];…

Thứ hai: a) Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan dân cử và phát

huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp; b) Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là của lãnh đạo các cơ quan tư pháp; c) Thành lập Ủy ban tư pháp của Quốc hội (đã thành lập) để giúp Quốc hội nhiệm vụ giám sát hoạt động tư pháp, trọng tâm là việc bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử [20, tr. 7].

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 152 - 154)