Phân biệt các biện pháp ngăn chặn và những biện pháp cƣỡng chế khác trong luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 49)

* Ý nghĩa của những quy phạm pháp luật về các biện pháp ngăn chặn

1.1.2. Phân biệt các biện pháp ngăn chặn và những biện pháp cƣỡng chế khác trong luật tố tụng hình sự

cƣỡng chế khác trong luật tố tụng hình sự

Như đã nói ở trên, các biện pháp cưỡng chế TTHS được chia thành ba nhóm, nhưng chúng có một số điểm giống nhau, đó là:

- Do người có quyền hạn được quy định trong BLTTHS quyết định và quyết định áp dụng đó được thể hiện bằng hình thức văn bản;

- Đối tượng bị áp dụng có vi phạm pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, có lỗi;

- Đối tượng bị hạn chế một số quyền và tự do cá nhân;

- Mục đích của chúng đều không nhằm trừng trị người phạm tội và giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội như mục đích của hình phạt.

Các BPNC hoàn toàn khác với biện pháp cưỡng chế TTHS khác bởi các dấu hiệu sau:

a) Về nội dung cưỡng chế: việc thực hiện các BPNC được thể hiện ở sự hạn chế một số quyền và tự do cá nhân được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật. Trong một thời điểm, đối tượng chỉ bị áp dụng một BPNC như Điều 79 BLTTHS năm 2003 đã quy định. Họ bị cách ly khỏi cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định hoặc đe dọa bị tước đi một số tiền hoặc tài sản có giá trị đã đặt nếu chính họ vắng mặt mà không có lý do chính đáng, khi bị cơ quan THTT triệu tập. Còn việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế TTHS khác, thì không liên quan đến hai vấn đề trên;

b) Về đối tượng bị áp dụng: đối tượng bị áp dụng các BPNC chỉ gồm ba đối tượng là những người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm chưa bị khởi tố, bị can, bị cáo, còn các biện pháp cưỡng chế TTHS khác được áp dụng có phạm vi rộng hơn, như: đối với ba đối tượng trên và cả những người khác, như: người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bị hại, người vi phạm trật tự phiên tòa;

c) Về mục đích áp dụng: việc áp dụng các BPNC nhằm ngăn chặn tội phạm; bảo đảm cho điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, còn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS khác, thì nhằm thu thập chứng cứ hỗ trợ cho mục đích trên của các BPNC;

d) Về số lượng: hệ thống các BPNC có bảy biện pháp trong BLTTHS, gồm: bắt; tạm giữ; tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm theo các điều 80, 81, 82, 86, 87, 88, 91, 92, 93); việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội theo Điều 304, còn các biện pháp cưỡng chế TTHS khác, thì có số lượng nhiều hơn, không thành hệ thống, gồm: tạm đình chỉ chức vụ của bị can đang đảm nhiệm; áp giải bị can tại ngoại; dẫn giải người làm chứng; khám xét; thu giữ; tạm giữ; kê biên tài sản; xem xét dấu vết trên thân thể; những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa theo các điều 128, 130, 134, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 152, 198.

Các BPNC và các biện pháp cưỡng chế TTHS khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì, việc áp dụng các BPNC sẽ tạo điều kiện cho áp

dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS khác được thuận lợi. Ngược lại, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS khác sẽ thu thập được những chứng cứ, tài liệu để làm cơ sở, căn cứ cho quyết định áp dụng các BPNC.

Một phần của tài liệu Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - luan an tien sy (Trang 49)