Một số đề xuất đối với trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động Thông tin -Thư viện tại trường đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (Trang 126)

Trong vấn đề đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên

Mặc dù, hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đã thay đổi phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ nhằm giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học tập, nhƣng vấn đề này vẫn còn mang tính hình thức chƣa quan tâm thực sự đến nội dung cốt lõi của phƣơng thức này, vì thế trong quá trình giảng dạy các giảng viên chƣa thực sự thay đổi phƣơng pháp giảng dạy theo hình thức hƣớng dẫn sinh viên tìm kiếm thông tin để tự nghiên cứu mà vẫn giảng dạy theo phƣơng pháp đọc chép vì thế sinh viên chƣa thực sự chủ động tìm kiếm thông tin để tự học mà chủ yếu học trong giáo trình đƣợc giảng viên cung cấp.

Để sinh viên thực sự chủ động học tập, nghiên cứu và hình thành thói quen tham khảo nhiều tài liệu để phục vụ cho mọi hoạt động nghiên cứu, học tập, và công tác sau này thì nhà trƣờng cần xây dựng đƣợc một đề án về thay đổi phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ đúng nhƣ nội hàm của nó trong chƣơng trình đào tạo của trƣờng, đồng thời có chính sách quản lý theo khoa và khuyến khích giảng viên thay đổi phƣơng thức giảng dạy theo hình thức hƣớng dẫn sinh viên/học viên tìm kiếm và khai thác nhiều nguồn thông tin khoa học để cung cấp kiến thức cho bản thân để nâng cao trình độ nhận thức về các lĩnh vực mà mình quan tâm.

HVTH: DƢƠNG THỊ CHÍNH LÂM Page 116 Đối với giảng viên, trong chƣơng trình giảng dạy thì giảng viên cần phải chủ động hƣớng học viên, sinh viên đến các hoạt động nghiên cứu khoa học từ cấp độ đơn giản nhất để họ tập quen dần với hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm giúp họ hình thành thói quen và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học lâu dài. Bên cạnh đó hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ bắt buộc học viên/sinh viên chủ động trong việc tiếp cận các nguồn lực thông tin để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học từ đó họ sẽ hình thành đƣợc thói quen đọc cũng nhƣ định hƣớng đƣợc nhu cầu tin của mình.

Ngoài ra, giảng viên cũng cần phối hợp với trung tâm Thông tin - Thƣ viện trong việc hỗ trợ cung cấp các thông tin/tài liệu về môn học đến học viên/sinh viên giúp họ tiếp cận thông tin theo hƣớng chủ động và tích cực hơn phục vụ tốt cho việc hiểu sâu sắc và đa chiều hơn các góc độ tiếp cận vấn đề của các tác giả.

Đối với hoạt động nghiên cứu, học tập của học viên/sinh viên

Bên cạnh việc thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên thì bản thân học viên/sinh viên cũng phải tự thay đổi phƣơng pháp học tập, nghiên cứu của mình theo hƣớng chủ động.

Học viên ngoài việc tham khảo tài liệu của giảng viên cung cấp cũng cần phải nghiên cứu thêm nhiều tài liệu khác về cùng một nội dung nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình về lĩnh vực đó theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bởi vì mỗi một tác giả sẽ có những góc độ tiếp cận khác nhau về cùng một nội dung nghiên cứu nhƣ thế sẽ giúp học viên/sinh viên hiểu biết sâu sắc, toàn diện, và bao quát hơn vấn đề lĩnh vực mà mình đang học tập, nghiên cứu.

Sinh viên cần chủ động trong việc tham gia nghiên cứu khoa học trong thời gian học tập tại trƣờng để rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trƣờng để giúp cho mình có khả năng nghiên cứu lâu dài, phục vụ cho mọi hoạt động học tâp, nghiên cứu và công tác sau này.

HVTH: DƢƠNG THỊ CHÍNH LÂM Page 117 Qua hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ bắt buộc sinh viên tham khảo nhiều tài liệu/thông tin, từ những nhu cầu tham khảo tài liệu để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học ban đầu sẽ hình thành thói quen đọc sách cho bản thân họ, nhờ vậy sinh viên sẽ chủ động hơn trong vấn đề tiếp cận thông tin để nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân; Và nhu cầu tin cũng đƣợc hình thành bắt đầu từ những hoạt động nghiên cứu khoa học đầu tiên đó.

Ngoài những vấn đề trên thì trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần tích cực hơn nữa trong việc hình thành và định hƣớng nhu cầu tin cho ngƣời dùng tin bằng những hoạt động cụ thể nhƣ:

Phối hợp với các khoa đào tạo tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức theo từng chủ đề nhƣ: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, lịch sử Việt Nam, tình trạng lạm phát của Việt Nam, lịch sử hình thành của ngành ngân hàng Việt Nam, các vấn đề về tài chính tiền tệ hiện nay trên thế giới và Việt Nam …. để hình thành nhu cầu tin, cũng nhƣ thói quen tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập của sinh viên,

Phối hợp với viện nghiên cứu khoa học của trƣờng, đoàn TNCS trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cấp trƣờng để khuyến khích sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu, kích thích sự sáng tạo và đam mê nghiên cứu của sinh viên, từ đó sẽ hình thành nhu cầu và thói quen sử dụng thông tin trong học tập/nghiên cứu.

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên trong việc tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin chuyên ngành vừa giúp trung tâm Thông tin - Thƣ viện có đƣợc các sản phẩm và dịch vụ thông tin đảm bảo chất lƣợng, vừa tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin tiếp cận thông tin thƣờng xuyên, có hệ thống từ đó ngƣời dùng tin sẽ hình thành đƣợc khả năng đọc tài liệu nhanh mà hiệu quả, đó là cơ sở đề hình thành văn hóa đọc cho mỗi ngƣời dùng tin.

HVTH: DƢƠNG THỊ CHÍNH LÂM Page 118

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích những thuận lợi và hạn chế hiện nay của trung tâm Thông tin - Thƣ viện.

Một số giải pháp về tổ chức và con ngƣời nhằm tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động marketing thực sự đƣợc triển khai ứng dụng trong hoạt động thông tin - thƣ viện của trung tâm. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là hình thành cho đƣợc bộ phân chuyên trách về marketing và chiến lƣợc đào tạo nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện.

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng của hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện nhƣ: Giải pháp về phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin, xây dựng chiến lƣợc giá cả hợp lý, chiến lƣợc phân phối và truyền thông các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm quảng bá, giới thiệu một cách chủ động đến ngƣời dùng tin để thu hút họ đến khai thác và sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin tại cơ quan.

Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhƣ: đầu tƣ cơ sở vật chất, công nghệ, xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ cho hoạt động marketing, một số đề xuất đối với trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của thầy cũng nhƣ sinh viên cũng cần thay đổi phƣơng pháp học tập, nghiên cứu một cách chủ động để mang lại hiệu quả học tập tốt hơn, đồng thời đó chính là sơ sở ban đầu cho việc hình thành nhu cầu tin của ngƣời dùng tin.

Một số hoạt động do trung tâm Thông tin - Thƣ viện phối hợp với các đơn vị khác thực hiện nhằm thu hút ngƣời dùng tin đến sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thƣ viện.

HVTH: DƢƠNG THỊ CHÍNH LÂM Page 119

KẾT LUẬN

Đề tài “Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu những lý luận cơ bản của khoa học marketing, khả năng ứng dụng vào ngành thông tin - thƣ viện, cách thức vận dụng cụ thể marketing vào hoạt động thông tin - thƣ viện nhằm góp phần đƣa hoạt động thông tin - thƣ viện bƣớc đầu tham gia cơ chế thị trƣờng với một phƣơng thức hoạt động cạnh tranh, hiệu quả làm cho thị trƣờng thông tin - thƣ viện ngày càng phát triển bền vững.

Về cơ bản, nội dung luận văn tập trung trình bày những nội dung cơ bản của marketing nhƣ sau:

Nghiên cứu lý luận về marketing và marketing trong hoạt động thông tin – thƣ viện. Vai trò, nội dung và các yếu tố của marketing trong hoạt động thông tin - thƣ viện. Thực trạng hoạt động của trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh gồm các vấn đề:

Điều tra, khảo sát để nghiên cứu và phân tích nhu cầu tin của ngƣời dùng tin chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trên cơ sở đó tiến hành tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin, phát triển các kênh phân phối phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời dùng tin, đồng thời xây dựng đƣợc chiến lƣợc truyền thông quảng bá thích hợp đó chính là mục tiêu của hoạt động thông tin - thƣ viện nhằm thu hút ngƣời dùng tin đến khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.

Luận văn đã phân tích các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động của trung tâm thông tin – thƣ viện nhƣ: môi trƣờng bên ngoài, môi trƣờng bên trong, các yếu tố về nhân lực, tài chính, nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất, thị trƣờng thông tin - thƣ viện, chiến lƣợc marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện.

HVTH: DƢƠNG THỊ CHÍNH LÂM Page 120 Trên cơ sở phân tích hiện trạng hoạt động marketing bằng ma trận SWOT, tác giả đã đánh giá đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức của trung tâm Thông tin - Thƣ viện trong việc ứng dụng hoạt động marketing vào trong hoạt động chung của trung tâm Thông tin - Thƣ viện. Trên cơ sở đó tác giả rút ra đƣợc một số đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.

Qua đó đề tài nghiên cứu này, tác giả đã góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng marketing trong hoạt động các cơ quan thông tin - thƣ viện hiện nay.

Marketing thông tin - thƣ viện mặc dù còn là vấn đề hết sức mới mẻ, việc ứng dụng còn gặp nhiều khó khăn. Từ những đánh giá về thành tựu và khó khăn trong hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp thực tế trên cơ sở khoa học và có tính khả thi khi triển khai ứng dụng hoạt động marketing tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing nói riêng và nâng cao chất lƣợng hoạt động tại trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. HCM nói chung.

Từ những phân tích trên cho thấy, marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan thông tin - thƣ viện, nó thực sự là chiếc chìa khóa vàng mở lối thành công cho trung tâm Thông tin - Thƣ viện trong việc xây dựng và nâng cao hình ảnh của mình trong mắt ngƣời dùng tin.

Mặc dù marketing đóng vai trò quan trọng để các cơ quan thông tin - thƣ viện hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, nhƣng thực tế cán bộ thƣ viện chƣa nhận thức đúng về marketing và những lợi ích mà nó mang lại, nên rất ít cơ quan trung tâm Thông tin - Thƣ viện quan tâm nghiên cứu để triển khai ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của lĩnh vực thông tin - thƣ viện.

HVTH: DƢƠNG THỊ CHÍNH LÂM Page 121 Tóm lại, Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh nên nghiên cứu, vận dụng marketing vào hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm Thông tin - Thƣ viện làm thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tối đa, từ đó thu hút họ đến trung tâm Thông tin - Thƣ viện thƣờng xuyên hơn và số lƣợng ngƣời dùng tin tiềm năng chắc chắn sẽ tăng lên.

Muốn vậy, lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ lãnh đạo của trung tâm Thông tin - Thƣ viện cần nhận thức đúng đắn về khoa học marketing và sự cần thiết vận dụng nó vào công tác thông tin - thƣ viện. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ thƣ viện phải đoàn kết, phối hợp và quyết tâm triển khai hoạt động marketing vào trong hoạt động, để trung tâm Thông tin - Thƣ viện thực sự mang lại hiệu quả cao nhằm đem lại nhiều giá trị gia tăng cho ngƣời dùng tin nói riêng và sự phát triển của trƣờng trƣờng Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh nói chung.

i

Tiếng Việt

1. ALA (1996). Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt

2. Nguyễn Hồng Anh (2005), Nghiên cứu ứng dụng marketing trong một số cơ quan thư viện thông tin lớn ở Hà Nội hiện nay, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội .- 123 tr.

3. Barry Callen (2010), Tiếp thị và quảng bá sản phẩm, Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh

4. Charles D. Schewe, Alexander Watson Hiam (2009), MBA trong tầm tay - Chủ đề Marketing, Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh .- 600tr.

5. Cục xuất bản (2002). Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện, bản quyền, Từ điển bách khoa, Hà Nội

6. Trần Minh Đạo (2008), Giáo trình marketing căn bản, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội .- 407tr.

7. Trần Lê Thu Hà (2012), Xây dựng chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Dƣơng Hữu Hạnh (2005), Nghiên cứu Marketing khảo hướng ứng dụng, Thống kê, Hà Nội .- 514tr.

9. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và trung tâm Thông tin, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội .- 237 tr.

10. Ian Chaston. (1999), Marketing định hướng vào khách hàng, Đồng Nai, Đồng Nai .- 344tr.

11. Phùng Minh Lai (1996), Chiến lược marketing kinh doanh các sản phẩm thông tin trong cơ chế thị trường ở nước ta

ii

Nội .- 180 tr.

13. Đinh Tiên Minh (2012), Giáo trình marketing căn bản, Lao động, Hà Nội.- 282tr.

14. Lƣu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội .- 414tr.

15. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2011), “Thực trạng và một số biện pháp nhằm thu hút bạn đọc đến trung tâm thông tin - thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học Huế trong những năm tới”, Tạp chí thư viện, (1)

16. Nguồn nhân lực thông tin - thư viện ở Việt Nam trước yêu cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước : Kỷ yếu hội thảo khoa học, [Knxb], Hà Nội, 2009.- 173 tr

17. Vũ Quỳnh Nhung (2010), Hoạt động marketing của thư viện trường đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.- 113 tr.

18. Philip Kotler (2005), Marketing căn bản, Thống kê, Hà Nội .- 584tr.

19. Philip Kotler; Huỳnh Văn Thanh d. (2004). Những nguyên lý tiếp thị, Thống kê, Hà Nội.

20. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học: Giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin – thư viện và quản trị thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.- 388tr.

21. Nguyễn Thị Lan Thanh (2010). Bài giảng marketing trong hoạt động thông tin – thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

22. Nguyễn Thị Lan Thanh (2013), “Xây dựng chiến lƣợc marketing trong thƣ viện và cơ quan thông tin”, Tạp chí thư viện, (1)

iii

học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh .- 277tr.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hoạt động marketing trong hoạt động Thông tin -Thư viện tại trường đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (Trang 126)