I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes
3. Bệnh do lớp sán dây Cestoidea Rudolphi,1808 kýsinh gây bệnh ở động vật thủy sản.
3.1. Bệnh sán dây không phân đốt Caryophyllaeosis và Khawiosis
3.1.1. Tác nhân gây bệnh
Bộ Caryophyllaeidea Ben in Olsson 1893
Họ Caryophyllaeidae Leuckart, 1878
Giống Caryophyllaeus Miiller, 1787
Giống Khawia Hsii, 1935
Bộ phận sinh dục cái là một buồng trứng có dạng chữ H, phân bố ở phía sau cơ thể, có tử cung uốn khúc đổ ra cơ quan giao cấu , có lỗ đẻ. Tuyến noãn hoàng hình bầu dục nhỏ hơn tinh hoàn phân bố ở khắp cơ thể. Kích th−ớc cơ thể khác nhau tuỳ theo loài.
Caryophyllaeus fimbriceps 10 -25mm, rộng 1 -1,5mm. Khawia sinensis Hsỹ, 1935, phía
tr−ớc có thể phân ra nhiều thuỳ không rõ ràng, kích th−ớc cơ thể 1,07-1,28 x 8-10 mm; buồng trứng hình chữ "H".
3.1.2. Chu kỳ phát triển
Quá trình phát triển Caryophyllaeus và Khawia có qua một ký chủ trung gian, trùng tr−ởng thành ký sinh ở cá, trứng của sán dây hình bầu dục, có nắp đậy trứng của loài
Caryophyllaeus laticeps có kích th−ớc 0,054 - 0,062 x 0,038 - 0,043, trứng theo phân của cá
vào môi tr−ờng n−ớc, ở trong n−ớc trứng nở ra ấu trùng 6 móc (t−ơng đ−ơng với ấu trùng 10 móc). ấu trùng 6 móc bơi lội tự do trong n−ớc gặp ký chủ trung gian là giun ít tơ nh−:
Tubifex tubifex, Tubifex baratus, Limnodrillus claparedeanus, Psammorictis albicola,
Limnodrillus hoffmeisteri... ấu trùng vào ống tiêu hoá, vào xoang cơ thể của ký chủ trung
gian mất lông tơ, mất móc biến thành ấu trùng Procercoid trong khoảng thời gian 3- 4 tháng. Cơ thể ấu trùng Procercoid hình tròn, chiều dài 1 -5 mm, nó có thể lớn dần, tồn tại trong cơ thể giun ít tơ một thời gian khá dài.
Cá ăn phải giun ít tơ nhiễm ấu trùng Procercoid của sán Caryophyllaeus vào ruột qua 1,5 - 2 tháng thì ấu trùng Procercoid phát triển thành trùng tr−ởng thành, có thể ký sinh trong cá 1 -3 năm (hình 312).
Sán dây Caryophyllaeus có cơ thể dài màu trắng sữa, không phân đốt, phần đầu phân làm nhiều thuỳ, cổ ngắn không có cơ quan tiêu hoá. Cơ quan sinh dục l−ỡng tính, chỉ có một hệ thống cơ quan sinh dục. Bộ phận sinh dục đực có nhiều tinh hoàn hình tròn, ống dẫn tinh đổ về cơ quan giao
cấu ở giữa cơ thể. A B
Bệnh học thủy sản- phần 3 339
3.1.3. Tác hại, phân bố và chẩn đoán đoán
Để xác định tác nhân gây bệnh
Caryophyllaeus, Khawia cần giải phẫu
cá, kiểm tra ruột và xoang, cơ thể lớn có thể phát hiện bằng mắt th−ờng, cơ thể bé phải kiểm tra d−ới kính hiển vi. Cá bị cảm nhiễm sán dây ở trạng thái nhẹ triệu chứng không rõ ràng. Cảm nhiễm nặng, số l−ợng trùng nhiều sẽ làm cho ruột tắc. Làm cho cơ thể thiếu máu, cá bị gầy. Caryophyllaeus,
Khawia th−ờng ký sinh trong ruột
nhiều loài cá n−ớc ngọt ngoài ra còn tìm thấy trong xoang ở cá biển và cá
n−ớc lợ ít gặp. Hình 313: Chu kỳ phát triển của sán dây không đốt
Khawia và Caryophyllaeus (a- trứng; в,б- giun vật
chủ trung gian)
Caryophyllaeus, Khawia phân bố rộng rãi trong các thuỷ vực. ở n−ớc ta phát hiện trên một
số cá n−ớc ngọt: cá chép, cá diếc. Cá trên 2 tuổi, tỷ lệ c−ờng độ cảm nhiễm rất cao, chúng tôi kiểm tra cá chép ở Hồ Tây Hà Nội cỡ 0,5 kg/con trở lên gặp tỷ lệ cảm nhiễm 10 -30 trùng Caryophyllaeus thậm chí có con trên 100 sán Caryophyllaeus ruột cá phồng to.
3.1.4. Ph−ơng pháp phòng trị
Để phòng trị bệnh này, cần phải tiêu diệt ký chủ trung gian, trứng và ấu trùng bằng cách cải tạo ao, phơi đáy ao. Để trị bệnh này, theo N.P Serbin,1965 dùng 80 mg Phenolthyazin cho 1 cá 3 tuổi ăn 1- 2 ngày.