I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes
• Tác hại của sán lá song chủ:
2.5. Bệnh ấu trùng sán lá song chủ ở xoang cơ thể cá
2.5.1. Tác nhân gây bệnh
Bộ Clinostomida Odening, 1963
Họ Clinostomidae Luhe, 1901emend. Dollfus, 1932
Giống Clinostomum Leidy, 1856
Bệnh học thủy sản- phần 3 327
Cơ thể hình bầu dục kéo dài, hai đầu tròn kích th−ớc 4-6 x 0,8-1,2 mm. Kích th−ớc giác miệng 0,14-0,20 x 0,19-0.25 mm. Giác bụng 0,31-0,38 x 0,59-0,71 mm. Sán có hầu, ruột phân nhánh, phát triển đến cuối phần sau cơ thể, hai bên ruột có nhiều nhánh nhỏ (túi thừa) (hình 300). Loài này đã đ−ợc phát hiện thấy ở gan cá Trichogaster pectoralis, T.
trichopterus ở Thái Lan (Kataba, 1985).
1.2.5.2. Chu kỳ phát triển
Hình 300: ấu trùng của
Clinostomum
piscidium trong xoang
cơ thể cá sặc rằn
Hình 301: chu kỳ phát triển của Clinostomum piscidium: 1- miracidium; 2- sporocyste; 3- ốc và redia; 4- cercaria; 5- cá sặc rằn và metacercaria; 6- chim ăn cá.
Trùng tr−ởng thành của Clinostomum piscidium ký sinh ruột dạ dày chim n−ớc. Trứng theo phân của ký chủ ra n−ớc nở ra ấu trùng Miracidium. Vật chủ trung gian của Clinostomum
piscidium là các loài ốc Lymnaea luteola. ở trong vật chủ trung gian I sán phát triển qua các
giai đoạn Sporocyste, Redia, và Cercaria. Cá ăn phải ốc có nhiễm Cercaria của
Clinostomum piscidium vào ruột, dạ dày hoặc cercaria trực tiếp xâm nhập qua mang vào
máu và sẽ phát triển thành ấu trùng metacercaria ở trong xoang cơ thể cá hoặc trong ruột cá. Chim ăn cá nhiễm metacercaria vào ruột ấu trùng phát triển thành sán tr−ởng thành.
2.5.3. Tác hại , phân bố và chẩn đoán bệnh
Để xác định tác nhân gây bệnh cần tiến hành giải phẫu cá, kiểm tra bằng mắt th−ờng hoặc kính lúp có thể thấy ấu trùng sán ký sinh trong xoang cơ thể, ruột và dạ dày của cá n−ớc ngọt: cá sặc rằn với c−ờng độ cảm nhiễm khá cao 2-81 ấu trùng/cá thể, tỷ lệ nhiễm 52,17%. Tuy dấu hiệu bệnh không rõ, nh−ng tác hại chủ yếu ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng của cá.