Bệnh sán lá song chủ kýsinh bóng hơi cá Isoparorchosis.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 104 - 105)

I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes

• Tác hại của sán lá song chủ:

2.3. Bệnh sán lá song chủ kýsinh bóng hơi cá Isoparorchosis.

2.3.1. Tác nhân gây bệnh

Bộ Heminurata Skrjabin et Guschanskaja

Họ Isoparorchidae Poche, 1925

Giống Isoparorchis Soutrwel, 1913 (Hình 298)

Cơ thể của giống sán lá Isoparorchis tr−ởng thành hình lá dẹp, lúc sống có màu đỏ nh− máu, rất ngộ nhận là một tổ chức của ký chủ. Kích th−ớc cơ thể so với các giống loài sán lá khác thì Isoparorchis là một giống sán lá cỡ lớn, có thể đạt tới 30mm chiều dài và chiều rộnglà 12mm. Kích th−ớc lớn nhỏ phụ thuộc loài, nhìn chung khoảng 2,4 -3,4 x 0,7 - 1,4 mm (hình 208).

Bề mặt cơ thể trơn nhẵn, có hai giác hút lớn: giác hút bụng lớn hơn giác hút miệng và cả hai giác hút đều ở nửa tr−ớc của cơ thể. Cơ quan tiêu hoá có miệng, hầu, thực quản ngắn, ruột phân ra làm hai nhánh uốn khúc chạy dài dọc cơ thể đến phần sau nh−ng không nối liền, không có hậu môn.

Cơ quan sinh dục l−ỡng tính. Bộ phận sinh dục đực có hai tinh hoàn ở hai bên hoặc phía sau giác hút bụng. Sinh dục cái có buồng trứng hình dạng dài ơ phía sau cơ thể. ống dẫn trứng dài đổ ra xoang sinh dục. Tuyến noãn hoàng dạng cành cây phân bố ở phần sau cơ thể. Cơ quan bài tiết là hai ống dài chạy từ tr−ớc ra sau cơ thể, cuối cùng hợp lại thành một và thông ra ngoài bằng lỗ bài tiết.

Bùi Quang Tề 324

A B C

Hình 298: A- Isoparorchis hypselobagri (Billet, 1898) tr−ởng thành; B- ấu trùng của

Isoparorchis (theo Hà Ký, 1968); C- ấu trùng của Isoparorchis (theo Moravec et Sey, 1989)

2.3.2. Chu kỳ phát triển.

Quá trình phát triển của Isoparorchis có qua biến thái phức tạp và qua nhiều ký chủ. Trùng tr−ởng thành ký sinh trong bóng hơi của cá và đẻ trứng luôn trong bóng hơi, trứng theo ống mật vào ruột, theo phân ra ngoài môi tr−ờng n−ớc nở ra ấu trùng Miracidium. ấu trùng

Miracidium gặp ký chủ trung gian I là nhuyễn thể thuộc họ Limnaeidae, nó vào ống tiêu hoá

rồi từ đó di chuyển đến vách xoang tiêu hoá, khe lâm ba phát dục qua giai đoạn ấu trùng

Sporocyste, Redia và Cercaria.

Cơ thể ấu trùng Cercaria thân có dạng hình bầu dục bề mặt cơ thể không có móc, có giác hút miệng và giác hút bụng. Ruột chia làm 2 nhánh nh−ng không gặp nhau ở phía sau. Đuôi

Cercaria của sán lá Isoparorchis dài không chẻ nhánh. ấu trùng Cercaria xâm nhập vào

các loài ký chủ trung gian thứ 2 th−ờng là các loài họ cá chép bằng 2 cách:

Cá ăn Mollusca có cảm nhiễm ấu trùng Cercaria vào ruột, Cercaria đi vào xoang cơ thể của cá phát triển thành ấu trùng Metacercaria hình dạng gần giống trùng tr−ởng thành nh−ng cấu tạo cơ quan sinh dục ch−a hoàn chỉnh, ruột uốn khúc ít. Cá ăn cá có nhiễm ấu trùng

Metacercaria của sán lá Isoparorchis vào ruột do tác dụng của dịch tiêu hoá làm vỡ màng

bao ngoài, ấu trùng Metacercaria di chuyển đến túi mật vào bóng hơi phát triển thành trùng tr−ởng thành.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)