II. Bệnh do Ngμnh giun tròn Nemathelminthes schneider, 1866 ký sinh ở động vật thủy sản
1. Bệnh giun tròn Philometrosis
1.1. Tác nhân gây bệnh Bộ Spirurida Chitusod, 1933 Bộ Spirurida Chitusod, 1933
Họ Dracunculidae Leiper, 1912
Giống Philometra Costa, 1845
Cơ thể giun tròn Philometra nói chung nhỏ, dài, kích th−ớc thay đổi rất lớn theo loài.
Philometra sanguinea con đực dài khoảng 2,35 - 3,30 mm, con cái 10- 42 mm; Philometra ovata con đực dài 6 mm, con cái dài 55 - 125 mm, Philometra cyprini con đực dài 3,5-4,1
mm. Con cái dài 100-135 mm.
Con cái có màu hồng hay màu đỏ máu. Trên cơ thể có phân bố nhiều nhú trong suốt, lớn nhỏ không đồng đều. Phía đầu có 4 mấu lồi kích th−ớc không bằng nhau. Cơ quan tiêu hoá có miệng hình tam giác ở phía đầu, không có môi, xoang miệng hình cầu, thực quản nhỏ dài chia 2 phần do cơ và tuyến thể hỗn hợp tổ thành. Ruột nhỏ, dài màu nâu, không có ruột sau và hậu môn, cuối ruột đóng kín.
Cơ quan sinh dục giun tròn Philometra phân tính, con đực có 1 tinh hoàn, có ống dẫn tinh và túi chứa tinh, phần cuối là cơ quan giao phối hình kim, kích th−ớc và hinh dạng giống nhau.
Bùi Quang Tề 346
Con cái có 2 buồng trứng ở 2 đoạn của cơ thể. Phần cuối có đai dẫn rất ngắn rất ngắn chiếm đại bộ phận tử cung lớn. ở trong cơ thể, tử cung chứa đầy trứng đã phát dục và ấu trùng. Giun
Philometra không có lỗ đẻ.
Một số loài chỉ tìm thấy con cái không tìm thấy con đực
nh− Philometra rischta,
Philometra parasiluri, Philometra
abdominalis...Con cái
th−ờng ký sinh d−ới vẩy, d−ới vây, con đực ký sinh trong bong bóng, trong xoang, thận nhỏ hơn con cái rất nhiều. Cơ thể bề mặt trơn tru, phần cuối cơ thể rộng, hơi cong (Hình 320)
Hình 320: Philometra parasiluri (A- Phần đầu con cái; B- Phần đuôi con cái); Philometra rischta (C. phần đầu con cái; D- đuôi con cái; E- Phần đuôi con đực)
1.2. Chu kỳ phát triển
Con cái giun Philometra đến thời kỳ sinh tr−ởng phá rách da của ký chủ để ra môi tr−ờng, do áp suất thay đổi, vách cơ thể vỡ, ấu trùng trong tử cung ra n−ớc. ấu trùng có thể bơi lội tự do hay bám vào cây cỏ trong n−ớc, gặp các loài giáp xác Macrocyclops albodus, Eucyclops
serrulatus, Eucyclops macruroide, Mesocyclops leukarti, đôi khi cả Cyclops strenus, Achanthocyclops viridis (O.N. Bauer, 1977) ăn vào ruột, ấu trùng đến xoang của giáp xác
phát triển khoảng trên d−ới một tuần. Cá ăn giáp xác có nhiễm ấu trùng Philometra vào ruột chui qua vách ruột đến xoang, tiếp tục phát triển. ở đây có sự hình thành đực cái. Sau khi tiến hành giao cấu, con đực di chuyển về ký sinh ở bóng hơi, xoang, có thể sống một vài năm nh−ng không tham gia giao phối lần thứ 2. Con cái di chuyển ký sinh d−ới vẩy và vây của cá.
Quá trình phát triển Philometra phụ thuộc vào nhiệt độ n−ớc và pH của môi tr−ờng. Nếu nhiệt độ môi tr−ờng thấp, quá trình phát triển chậm chạp; nếu pH thuận lợi, quá trình phát triển từ trứng đến trùng tr−ởng thành từ 6 -7 ngày.
1.3. Tác hại, phân bố và chẩn đoán bệnh
Để xác định tác nhân gây bệnh có thể quan sát bằng mắt th−ờng, kính lúp cầm tay. Đối với cá thể ký sinh d−ới da, d−ới vẩy còn các cá thể ký sinh bên trong phải giải phẫu cơ thể cá, quan sát bằng kính lúp và kính hiển vi. Nhiều loài cá n−ớc ngọt cảm nhiễm Philometra tỷ lệ cảm nhiễm khá cao, có khi 80 -90%. C−ờng độ cảm nhiễm 30 -40 trùng/ cơ thể cá. Cá càng lớn, tỷ lệ và c−ờng độ cảm nhiễm càng cao nên tác hại chủ yếu đối với cá lớn. Cá nhiễm bệnh di chuyển chậm, ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, da cá mất màu sáng bình th−ờng trở nên nhạt. Chức năng bóng hơi bị phá huỷ nhất là phần 2 của bóng hơi làm không khí từ bóng hơi vào xoang cơ thể, nhất là cá nhỏ, thiệt hại càng lớn, làm mất khả năng giữ thăng bằng, bơi ngửa bụng 1 thời gian rồi đầu chúc xuống. Cá ngừng bắt mồi. ở những cá cỡ nhỏ, khi c−ờng độ cảm nhiễm 5 -9 giun, có thể làm cá chết. Philometra ký sinh d−ới vẩy làm da cá viêm loét, vây rộp, rụng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh.
ở Việt Nam phát hiện Philometra ký sinh ở ruột, xoang bụng của cá quả, cá rô, cá trê
1.4. Ph−ơng pháp phòng trị A A
B C
D
Bệnh học thủy sản- phần 3 347
Dùng vôi tẩy ao diệt ấu trùng. Vận chuyển cá cần kiểm tra, nếu có bệnh phải tiến hành trị bệnh mới nuôi trong các thuỷ vực n−ớc. Có thể trị bệnh bằng NaCl 2% tắm trong cá 10 -15 phút. Phát hiện có Philometra ký sinh d−ới vây, vẩy, dùng cồn Iod hay thuốc tím 1% sát vào chỗ giun ký sinh.