I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes
• Tác hại của sán lá song chủ:
1.2.4.2. Chu kỳ phát triển (Hình 299B)
Trùng tr−ởng thành ký sinh trong ruột các loài chim ăn cá, trứng sán theo phân chim ra môi tr−ờng n−ớc. ở trong n−ớc khoảng 3 tuần, trứng nở ra ấu trùng Miracidium, ấu trùng có lông tơ vận động tự do trong n−ớc vài giờ gặp ký chủ trung gian I là Mollusca nh− ốc Limnae
stagnalis. Miracidium dùng cơ quan khoan tổ chức ở phần đầu vào xoang đến gan và vách
ngoài thành ruột của ốc phát triển qua các giai đoạn ấu trùng Sporocyste, Redia và Cercaria.
Hình 299: A- Diplostomulum hupehensis: (1. giác miệng, 2. cơ quan bên, 3. hầu, 4. ruột, 5. chất vôi, 6. tế bào ngọn lửa, 7. giác bụng, 8. ống bên, 9. tuyến phụ, 10. túi bài tiết); B- Chu kỳ phát triển của sán Diplostomulum hupehensis (1- trứng, 2- miracidium, 3- ốc- VCTG I và cercaria, 4- cercaria, 5- cá- VCTGII và metacercaria, 6- chim ăn cá- VCCC và sán tr−ởng thành)
Cơ thể Cercaria chia làm 2 phần: Thân và đuôi. Phần thân có móc dày, nhỏ, có cơ quan đầu, có miệng, hầu và ruột chia làm 2 nhánh. ở giữa cơ thể có giác hút bụng. Phía sau giác bụng có 2 đôi tế bào tuyến có ống thông với cơ quan đầu, cuối phần thân cũng có túi bài tiết. Đuôi
2 3 3 4 8 7 9 10 5 6 1
Bùi Quang Tề 326
gồm 2 phần: Thân đuôi và nang đuôi. Thân đuôi có lông tơ và thân đuôi ở trong n−ớc có thể vận động uốn cong đ−ợc. ấu trùng Cercaria có thể bơi lội lên xuống các tầng n−ớc.
Cercaria lúc này còn ở trong cơ thể ốc rồi sau đó chuyển dịch đến xoang ngoài của ký chủ
rồi nhanh chóng chui ra môi tr−ờng n−ớc và vận động loạn xạ lúc nổi lúc chìm nh−ng sau cùng tập trung lên tầng mặt, cá bơi lội gặp ấu trùng Cercaria lập tức bám lên da và mang cá, mất đuôi, xâm nhập vào cơ thể cá bằng 2 cách:
- Từ cơ đi vào các mạch máu cạnh đó đến tim lên đầu rồi từ mạch máu của cơ quan thị giác đến mắt.
- Có loài đi từ cơ vào tuỷ sống, di chuyển lên não rồi theo thần kinh thị giác vào mắt. ở
trong thuỷ tinh thể của mắt cá khoảng 1 tháng, phát triển thành Metacercaria. Theo A.A Sigin, 1964, ấu trùng Metacercaria có thể tồn tại trong cá đ−ợc 8 tháng thậm chí đến 4 năm. Chim ăn cá có ấu trùng Metacercaria của sán Diplostomulum vào ruột phát triển thành trùng tr−ởng thành.
2.4.3. Tác hại , phân bố và chẩn đoán bệnh
Để xác định Metacercaria của sán lá Diplostomulum cần tiến hành giải phẫu mắt cá rồi đem soi d−ới kính hiển vi. ấu trùng Metacercaria gây tác hại chủ yếu giai đoạn cá giống. Khi cá bị cảm nhiễm bơi lội hỗn loạn, bắn cả lên trên mặt n−ớc sau đó hoạt động chậm lại thậm chí mất thăng bằng đầu chúc ng−ợc xuống d−ới hoặc nhào lên nhào xuống hay có hiện t−ợng vặn mình, lật qua, lật lại. ấu trùng Metacercaria ký sinh trong mắt cá làm cho thuỷ tinh thể đục và trắng dần dần dẫn đến thuỷ tinh thể bị phá huỷ, gây viêm buồng tr−ớc của mắt làm cho mắt tiết ra nhiều niêm dịch, cơ chế điều tiết của mắt bị phá huỷ, cá không bắt đ−ợc mồi, gầy yếu rồi chết.
Khi cá bị cảm nhiễm nghiêm trọng ấu trùng sán không những ký sinh ở mắt mà còn ký sinh trong trung −ơng thần kinh dẫn đến rối loạn chức năng hoạt động của hệ thống thần kinh. Vi khuẩn và nấm theo các tổ chức đã bị viêm nhiễm xâm nhập vào mắt làm cho cá chết càng nhanh.
Ngoài ra, ấu trùng Cercaria trong quá trình di chuyển đến mắt qua hệ thống tuần hoàn cũng gây ra chứng tắc mạch máu, chảy máu và tụ máu gây rối loạn hoạt động sinh lý bình th−ờng của hệ thống tuần hoàn. Cá bị bệnh trên đầu cũng có nhiều đám tụ máu.
ấu trùng Cercaria của sán lá Diplostomulum có tính h−ớng quang, th−ờng tập trung ở tầng n−ớc trên mặt nên các loài cá ăn nổi nh− mè, trắm, vền...hay bị cảm nhiễm nghiêm trọng.
Theo E.M.Laiman, 1966; O.N.Bauer, 1969, 1977 thì hầu hết các loài cá n−ớc ngọt nh− cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá chép...đều gặp ấu trùng Metacercaria của sán lá song chủ ký sinh Diplostomulum ký sinh .
V.A.Musselius đã gặp cá trắm cỏ giống bị cảm nhiễm Metacercaria sán lá Diplostomulum tỷ lệ 80-100%, c−ờng độ cảm nhiễm 3-8 trùng/cơ thể cá. O.N.Bauer, 1977 phát hiện cá chép bị cảm nhiễm ấu trùng sán lá Diplostomulum 100%, c−ờng độ cảm nhiễm cao đạt 120 trùng/cơ thể cá. Metacercaria của Diplostomulum ký sinh chủ yếu ở cá n−ớc ngọt song nó cũng có ký sinh ở cá biển, cá n−ớc lợ. Theo E.M.Laiman cá v−ợc hoa mai dọc bờ biển của n−ớc Đức bị chết, kiểm tra thấy có ấu trùng Metacercaria của sán Diplostomulum ký sinh trong mắt và cả trong thần kinh trung −ơng.