Bệnh ấu trùng sán lá phổi ở cua

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 116 - 117)

I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes

• Tác hại của sán lá song chủ:

2.11. Bệnh ấu trùng sán lá phổi ở cua

2.11.1. Tác nhân gây bệnh

Bộ Fasiolata Shjabin et Schulz, 1937 Họ Paragonimidae Dollfus, 1939 Giống Paragonimus Braun, 1899

Paragonimus westermanii (Kerbert, 1878), kích th−ớc cơ thể 9,5-14,7 x 5,27- 6,85mm, ấu

trùng metacercaria ký sinh trong cua núi và tôm.

2.11.2. Chu kỳ phát triển

Sán tr−ởng thành ký sinh trong phổi của ng−ời và động vật có vú. Trứng theo đờm hoặc phân vào môi tr−ờng n−ớc phát triển thành ấu trùng miracidium, ấu trùng redia ký sing trong ốc phổi, ấu trùng cercaria từ ốc vào cua tôm phát triển thành ấu trùng metacercaria ở cơ, mang. Ng−ời và động vật có vú ăn cua nhiễm ấu trùng metacercaria vào dạ dày theo máu vào phổi phát triển thành trùng tr−ởng thành.

2.11.3. Tác hại, phân bố và chẩn đoán bệnh

Không biều hiện rõ dấu hiệu bệnh lý. Trong cơ của cua có nhiều ấu trùng sán lá phổi

Paragonimus. Bệnh xuất hiện quanh năm.

Các loài cua tôm n−ớc ngọt đặc biệt là cua núi ở vùng Tây Bắc- Sìn Hồ. Từ năm 1994-1998, Nguyễn Văn Đề và CTV (Viện sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng), Cao Văn Viên Và CTV (Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới) đã phát hiện vùng Sìn Hồ có bệnh sán lá phổi l−u hành nặng cho đến nay đã có 12/21 xã có bệnh nhân, với tỷ lệ ăn cua n−ớng 72,5%, tỷ lệ nhiễm sán lá phổi trên ng−ời là 6,4-7,4%, bệnh nhân trẻ em chiếm 63,2%. Tỷ lệ nhiễm sán lá phổi trên chó 18,2-33,3%. Tỷ lệ cua nhiễm ấu trùng sán lá phổi 98,1%.

H. Kino và CTV, 1995; Nguyễn Thị Lê và CTV, 1997, lần đầu tiên đã mô tả hai loài sán lá phổi thuộc giống Paragonimus (P. ohirai ký sinh ở lợn và P. heterotremus ký sinh ở chó). Cua núi Ranguna (Ranguna) luongprabangensis là vật chủ trung gian truyền bệnh tỷ lệ

nhiễm ấu trùng sán lá phổi là 88,9%.

Hình 308: Các giai đoạn phát triển của sán lá phổi- Paragonemus westermani: A- cá thể tr−ởng thành; B- trứng; C- miracidium; D- redia già; E,F- metacercaria trong cua; G- các loài vật chủ trung gian thứ hai- cua núi; H- ốc- vật chủ trung gian thứ nhất.

2.11.4. Phòng trị bệnh

Diệt ốc là vật chủ trung gian, không dùng phân hữu cơ t−ơi bón cho ao nuôi cá.

A B B C D H G F E

Bùi Quang Tề 336

3. Bệnh do lớp sán dây Cestoidea Rudolphi, 1808 ký sinh gây bệnh ở động vật thủy sản.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)