10. Bệnh do Ngành trùng lông Ciliophora Doflein,
10.10. Bệnh trùng loa kèn 1 Tác nhân gây bệnh.
10.10.1. Tác nhân gây bệnh. Lớp Peritricha Stein,1859 Bộ Peritrichida F.Stein,1859 Bộ phụ Sessilina Kahl,1933 Họ Epistylididae Kahl,1933 Họ phụ Epistylidinae Kahl,1933
Giống Epistylis ehrenberg,1836 Họ phụ Apiosomatinae Banina Giống Apisoma Blanchard,1885 Họ Vorticellidae
Giống Zoothamnium Giống Vorticella
Ký sinh ở động vật thuỷ sản Việt Nam, th−ờng gặp 4 giống thuộc hai họ. Nhìn chúng hình dạng cơ thể phía tr−ớc lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn, hình chuông lộn ng−ợc, nên có tên gọi là trùng loa kèn. Phía tr−ớc cơ thể có 1-3 vòng lông rung và khe miệng. Phía sau
Bệnh học thủy sản- phần 3 293
ít nhiều đều có cuống để bám vào bất kỳ giá thể nào. Một số giống hình thành tập đoàn (Epistylis, Zoothamnium) các cá thể liên kết với nhau bởi nhánh đuôi. Trùng loa kèn lấy dinh d−ỡng bằng cách lọc trong môi tr−ờng n−ớc (hình 275B).
Trùng loa kèn sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi theo chiều dọc cơ thể (hình 275D). Sinh sản vô tính bằng hình thức tiếp hợp (hình 275C) th−ờng cơ thể nhỏ bám gần miệng cơ thể lớn. Nhân lớn của tiếp hợp tử phân thành khối nhiễm sắc chất.
- Giống Vorticella (hình 276) có thể sống đơn độc, đính vào giá thể bằng một cuống hình trụ mảnh có thể co rút đ−ợc. Tế bào hình chuông lộn ng−ợc. Phía tr−ớc th−ờng rộng hình đĩa, có 1 vùng lông xoắn ng−ợc chiều kim đồng hồ, h−ớng tới miệng. Có thể có 1 nhân nhỏ và một nhân lớn hình dải, có 1-2 không bào co rút. Cơ thể không màu hoặc màu vàng, xanh. - Giống Zoothamnium (hình 276A,B,C,G) cấu tạo tế bào t−ơng tự Vorticella nh−ng nó khác với Vorticella, những loài của giống này sống tập đoàn, mỗi tập đoàn có vài hoặc rất nhiều tế bào. Cuống phân nhánh dạng l−ỡng phân đều. Cuống có khả năng co rút (mynemes) không liên tục trong tập đoàn, nên mỗi nhánh co rút riêng rẽ.
- Giống Epistylis (hình 276D,E,F,G và hình 277A,B) cấu tạo tế bào gần t−ơng tự nh−
Zoothamnium. Nhân lớn của chúng t−ơng đối ngắn, có dạng xúc xích. Đặc điểm chủ yếu
khác với Zoothamnium là cuống không co rút. Bản thân tế bào có thể co hoặc duỗi vòng lông rung ở phía tr−ớc miệng vào trong lòng cơ thể. Cuống phân nhánh so le hoặc đều.
- Giống Apiosoma (hình 278B-G) cơ thể hình chuông hoặc hình phễu lộn ng−ợc. Phía tr−ớc tế bào hình thành đĩa lông rung gồm 3 vòng lông tơ xoáy ng−ợc chiều kim đồng hồ tới phễu miệng. Cuối phía sau tế bào thon dài thành cuống, đầu mút của cuống có một đĩa bám nhỏ hoặc túm lông bám, tổ chức dính. Màng tế bào mỏng, có vân ngang, gần nhân có vành đai lông mao ngắn. Nhân lớn hình nón lộn ng−ợc nằm ở trung tâm tế bào. Nhân nhỏ hình bán cầu hoặc hình gậy gần nhân lớn.
Kích th−ớc của trùng loa kèn thay đổi theo giống loài, ví dụ: Apiosoma piscicolum ssp
cylindriformis (Chen,1955) kích th−ớc tế bào 50-80 x 11-15,4 μm. Loài Apiosoma minutum
(Chen,1961): 13,7- 26,2 x 5-12,5 μm. Epistylis sp (Hà Ký,1968): 36,0-49,2 x 19,2-26,4 μm.
Epistylis sp (Bùi Quang Tề, 1990): 56-70 x 30-40 μm.
10.10.2. Dấu hiệu bệnh lý.
Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên cơ mang có phần phụ của tôm, trên thân các chi của ếch, ba ba. Trùng làm ảnh h−ởng đến hô hấp, sinh tr−ởng của tôm cá. ở giai đoạn ấu trùng của tôm cá trùng loa kèn cản trở sự hoạt động của ấu trùng và gây chết rải rác. Đối với ếch, ba ba trùng loa kèn bám thành những đám trắng xám dễ nhầm với nấm thuỷ my. Bệnh nặng đã gây chết cho ba ba giống.
Bùi Quang Tề 294 10.10.3. Phân bố và l−u truyền bệnh. Trùng loa kèn phân bố ở cả n−ớc ngọt, n−ớc mặn. Chúng ký sinh ở tất cả các động vật thuỷ sản. Theo C. G. Skriptrenko, 1967 khi động vật thuỷ sản nhiễm Apiosoma thì không phát hiện có Chilodonella trên cơ thể và ng−ợc lại. Bệnh trùng loa kèn th−ờng xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông ở miền Bắc; mùa m−a ở miền Nam.