I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes
• Tác hại của sán lá song chủ:
2.10. Bệnh ấu trùng sán lá song chủ trong mang cá Centrocestosis.
2.10.1. Tác nhân gây bệnh
Gây bệnh là ấu trùng (Metcercaria) của Centrocestus formosanus (Nishigori, 1924) ký sinh ở mang cá. Bào nang hình ovan, kích th−ớc 0,16-0,23 x 0,125-0,178 mm. Giác miệng kích th−ớc 0,039 x 0,05 mm; có 32 gai lớn xếp so le chung quanh giác miệng, chiều dài gai 0,014-0,016 mm. Giác bụng có kích th−ớc 0,021-0,039 x 0,043 mm (hình 238).
2.10.2. Chu kỳ phát triển
Centrocestus formosanus tr−ởng thành ký sinh trong dạ dày, ruột của động vật có x−ơng
sống. Sán tr−ởng thành đẻ trứng, trứng rất nhỏ hình bầu dục theo phân của vật chủ cuối cùng vào môi tr−ờng n−ớc. Trong môi tr−ờng n−ớc, trứng nở ra ấu trùng Miracidium gặp vật chủ trung gian thứ nhất là ốc (Melanoides tuberculata), nhờ có tiêm mao và cơ quan khoan lỗ
Miracidium đục thủng vỏ ốc chui vào xoang hô hấp đến xoang cơ thể của ốc, miracidium
sinh sản vô tính hình thành nhiều ấu trùng Redia. Redia sinh sản hình thành nhiều Cercaria.
Cercaria (ấu trùng có đuôi) di chuyển đến cơ quan tiêu hoá của ốc. trong vòng 2 tháng
Cercaria rời cơ thể ốc vào n−ớc sống tự do một vài ngày, nếu gặp vật chủ trung gian thứ 2 là
cá, xâm nhập vào mang, ở đây nó phát triển thành giai đoạn Metacercaria. Sau 2 -3 ngày
Metacercaria tạo thành lớp vỏ bao bọc xung quanh thành bào nang ở gốc và trên tơ mang. ở
nhiệt độ n−ớc 15 -350C ấu trùng metacercaria ở trong cá khoảng 6-8 tuần, nếu bào nang
Metacercaria đ−ợc động vật có x−ơng sống ăn vào, tới tá tràng d−ới tác động của dịch tiêu
hoá bào bị phân giải giải phóng sán non và phát triển thành trùng tr−ởng thành.
Bùi Quang Tề 334
Hình 307: Sán lá song chủ Centrocestus fomosanus: A,B- Bào nang ấu trùng trong mang cá; C- Bào nang ấu trùng (metacercaria); D- giác hút miệng của ấu trùng metacercaria; E- cơ thể ấu trùng khi ra khỏi bào nang.
2.10.3. Dấu hiệu bệnh lý
Metacercaria ký sinh trong mang của cá, chúng tập trung nhiều ở gốc và trên các tơ mang
(hình 307), làm cho tơ mang bị biến dạng , ảnh h−ởng đến hô hấp của cá. Cá bột −ơng sau 2- 3 tuần, xuất hiện bào nang (Metacercaria) Centrocestus formosanus, bào nang ở trên mang cá từ 6-8 tuần.