Bệnh giáp xác chân chèo Sinergasilosis.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 151)

VI. Bệnh do ngμnh nhuyễn thể Mollusca kýsin hở cá

1. Bệnh do phân lớp chân chèo Copepoda kýsinh gây bện hở động vật thủy sản.

1.2. Bệnh giáp xác chân chèo Sinergasilosis.

1.2.1. Tác nhân gây bệnh.

Họ Ergasilidae Thorell,1859

Giống Sinergasilus Yin,1949

Cơ thể Sinergasilus phân chia làm nhiều đốt, giữa các đốt có màng ngăn, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Phần đầu không dính với đốt ngực, giữa phần đầu và đốt ngực thứ nhất có đốt giả nhỏ và ngắn hơn các đốt bình th−ờng. Phần đầu có 5 đôi phần phụ t−ơng tự với Ergasilus. Phần đốt ngực thứ nhất đến đốt thứ 4 gần bằng nhau hoặc có thể hơi cong về mặt bụng cho nên nhìn mặt l−ng đốt thứ 5 bị che khuất 1 phần hoặc toàn bộ. Đốt thứ 6 là đốt sinh sản có 5 đôi chân bơi, đôi chân bơi thứ 4 nhánh ngoài hoặc nhánh trong thiếu mất 1 đốt, đôi chân bơi thứ 5 chỉ có 1 nhánh nhỏ.

Phần bụng có 3 đốt, giữa các đốt bụng có các đốt giả phần cuối có đuôi chẻ nhánh tạo thành mạng đuôi, cuối đuôi có các móc kitin dài. Cơ quan tiêu hoá, cơ quan bài tiết, sinh dục t−ơng tự giống Ergasilus.

Bệnh học thủy sản- phần 3 371

- Sinergasilus lien (Hình 282) ký sinh trên các đoạn đầu các tia mang cá mè trắng, mè hoa.

Cơ thể hình ống, dài khoảng 1,85-2,7 mm. Đốt giả đầu ngực ngắn nhỏ. Đốt ngực thứ nhất đến thứ 4 rộng nh−ng ngắn, trong đó đốt thứ 4 rộng nhất. Đốt thứ 5 nhỏ, chiều rộng chỉ bằng 1/3 chiều rộng các đốt tr−ớc, đốt sinh sản nhỏ. Phần bụng nhỏ, dài, có 2 đốt giả, đốt bụng thứ 3 nhỏ. Túi trứng dài 1-2,6 mm. Có 6-8 hàng trứng, trứng nhỏ nh−ng số l−ợng nhiều.

- Sinergasilus major(hình 283) ký sinh trên các tia mang cá chép, cá diếc,cá mè trắng,mè

hoa. Sinergasilus major cơ thể hình ống, dài khoảng 2-2,4 mm, phần đầu rộng hơn phần

thân. Đốt giả ở phần đầu ngực lớn hơn đốt giả loài Sinergasilus lien. Đốt ngực thứ nhất đến đốt ngực thứ 3 dài rộng bằng nhau, đốt thứ 4 nhỏ hơn, đốt thứ 5 nhỏ. Phần bụng nhỏ ngắn có 2 đốt giả. Túi trứng to dài 1,75mm.

1.2.2. Chu kỳ phát triển.

T−ơng tự nh− Ergasilus.

Hình 344: Sinergasilus lien Hình 345: Sinergasilus major

1.2.3. Dấu hiệu bệnh lý

Sinergasilus ký sinh trên cá với c−ờng độ cảm nhiễm thấp, triệu chứng không rõ ràng nh−ng

lúc c−ờng độ cảm nhiễm cao Ergasilus dùng đôi râu thứ 2 cắm sâu vào tổ chức mang của cá làm cho mang bị tổn th−ơng ảnh h−ởng đến hô hấp, cá bơi lội không bình th−ờng. Tổ chức mang bị viêm loét mở đ−ờng cho nấm, vi khuẩn và các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập làm các đầu tia mang s−ng tấy nổi thành cục trắng. Mang tiết ra nhiều chất dịchk tạo thành lớp trắmg đục. Nhìn bằng mắt th−ờng thấy Sinergasilus đang bám trên các u b−ớu của tổ chức mang.

Sinergasilus còn tiết ra men phá hoại tổ chức mang, phần ngoài các tia mang biến đổi hình

dạng, thối rữa đứt rời một phần. Sinergasilus ký sinh làm cá bị thiếu máu, sắc tố máu giảm. Cá hay bơi nổi lên mặt n−ớc, bơi vặn mình đuôi vẩy lên mặt n−ớc, dần dần làm cho cá chết.

1.2.4. Phân bố và lan truyền bệnh

Sinergasilus gây tác hại chủ yếu đối với cá lớn Sinergasilus ký sinh trên mang nhiều loại cá

n−ớc ngọt. Tính chọn lọc đối với ký chủ t−ơng đối cao, chúng ký sinh chủ yếu ở giai đoạn cá lớn. Sinergasilus phân bố rộng ở các n−ớc trên thế giới. Chúng phát triển mạnh vào mùa xuân hè. ở n−ớc ta, trên đối t−ợng cá nuôi th−ờng gặp Sinergasilus ký sinh và cũng có một số cơ sở nuôi sản l−ợng giảm sút do Sinergasilus gây ra. 1964, ở sông châu Giang, Hà Nam

Bùi Quang Tề 372

Ninh cá mè cở 0,5 - 2 kg bị cảm nhiễm Sinergasilus polycolpus, tỷ lệ cảm nhiễm 100%, c−ờng độ cảm nhiễm từ 300- 800 trùng trên cơ thể cá làm cho cá nuôi trang sông chết hàng loạt, do phát hiện muộn nên gây tổn thất lớn cho cơ sở.

1.2.5. Chẩn đoán bệnh

T−ơng tự nh− Ergasilus

1.2.6. Ph−ơng pháp phòng trị

Giống ph−ơng pháp trị bệnh Ergasilus.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)