Tác nhân gây bệnh:

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 110 - 112)

I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes

• Tác hại của sán lá song chủ:

2.8.1 Tác nhân gây bệnh:

Bùi Quang Tề 330

Bộ Fasiolata Shjabin et Schulz, 1937

Họ Opisthorchodae Liihe, 1911

Giống Clonorchis Looss, 1907

Loài Clonorchis sinensis Cobbold, 1875

Hình 304: Các giai đoạn phát triển của sán lá gan Clonorchis sinensis: A- cá thể tr−ởng thành; B- trứng; C- cercaria; D,E- metacercaria; F- cá mè- vật chủ trung gian thứ hai; G- ốc (Parafossarus striatus) - vật chủ trung gian thứ nhất.

Gây bệnh Clonorchosis ở cá là giai đoạn ấu trùng Metacercaria của sán lá gan Clonorchis (Hình 304). Giai đoạn tr−ởng thành ký sinh trong gan, mật của ng−ời và động vật có vú làm to gan hoặc xơ gan. Giai đoạn ấu trùng Metacercaria ký sinh ở trong cơ hay mô liên kết của tổ chức cơ của cá d−ới dạng bào nang. Cơ thể Metacercaria hình bầu dục, vỏ bọc ở bên ngoài dày do hai lớp gắn chặt hợp thành.

Cơ thể tr−ởng thành, đoạn tr−ớc cơ thể bề mặt có móc nhỏ phân bố, giác miệng nhỏ, giác bụng t−ơng đối lớn. Hệ thống tiêu hoá có đoạn tr−ớc hầu, đến hầu, thực quản, ruột phân nhánh kéo dài đến phía sau cơ thể. Cơ quan sinh dục l−ỡng tính, bộ phận sinh dục đực có hai tinh hoàn phân nhánh dạng cành cây ở phía sau cơ thể. Cơ quan sinh dục cái có 1 buồng trứng hình bầu dục , xoang sinh dục ở phía tr−ớc giác hút bụng. Hệ thống bài tiết gồm túi bài tiết và 2 ống bài tiết, từ đó có các nhánh nhỏ và 15 đôi tế bào ngọn lửa. Lỗ bài tiết ở phía sau cơ thể. Giai đoạn ấu trùng Metacercaria của Clonorchis hình dạng cấu tạo gần giống

giai đoạn ấu trùng Metacercaria của Opisthorchis. Vỏ bào nang của ấu trùng Metacercaria ở trong cơ cá rất dày, cấu tạo chắc chắn, nhìn qua kính hiển vi có độ chiết quang sáng hơn cơ thể ấu trùng (hình 304).

2.8.2. Chu kỳ phát triển

Ng−ời ăn cá sống hay tôm sống có nhiễm Metacercaria của sán Clonorchis vào, ấu trùng theo ống mật di chuyển đến gan, cơ thể phát triển kéo dài ra, sau một tháng thì phát triển thành trùng tr−ởng thành và bắt đầu đẻ trứng. Trứng sán Clonorchis đi vào ruột theo phân ra ngoài môi tr−ờng n−ớc. các loài ốc Melanoides tuberculatus và Parafossarus striatus ăn vào ở trong ruột nở ra ấu trùng Miracidium, sau đó đục thủng thành ruột vào xoang phát triển thành Sporocyste, phát triển qua các giai đoạn đến Cercaria tách khỏi cơ thể ốc vào n−ớc sống tự do khoảng 2 ngày, gặp ký chủ trung gian thứ 2 chủ yếu là cá trong họ cá chép chui vào d−ới da, d−ới vẩy đến tổ chức cơ phát triển thành Metacercaria. Ký chủ cuối cùng ăn

A

B C D

E F

Bệnh học thủy sản- phần 3 331

phải cá có nhiều ấu trùng Metacercaria của sán lá Clonorchis và phát triển thành trùng tr−ởng thành gây bệnh cho ng−ời.

2.8.3. Tác hại ,phân bố và chẩn đoán bệnh

ấu trùng Metacercaria ký sinh trên cơ thể cá làm cho cá có các nốt nhỏ, cá gầy, ký sinh sinh số l−ợng ít thì ảnh h−ởng không rõ ràng. Theo tài liệu Trung quốc khoảng 10 loài cá n−ớc ngọt bị nhiễm ấu trùng sán lá Clonorchis, riêng họ cá chép có trên 10 loại. ở Việt Nam đã phát hiện ở vùng Kim Sơn Ninh Bình, Nghĩa H−ng Nam Định cá mè trắng đã bị nhiễm

Metacercaria, từ 40-60%.

Ng−ời bị cảm nhiễm sán lá Clonorchis th−ờng có triệu chứng suy gan, vàng da, chảy máu cam, đau vùng gan và túi mật.

Kiểm tra ấu trùng Metacercaria trong cơ cá bằng cách nghiền thịt cá và cho vào dung dịch tiêu cơ Pepsin-HCl trong tủ ấm 37oC sau 2-4 giờ lọc bỏ phần trên, các bào nang

Metacercaria nặng chìm ở phần đáy. Quan sát ấu trùng Metacercaria d−ới kính hiển vi hoặc

kính giải phẫu.

2.8.3. Ph−ơng pháp phòng trị

Ng−ời bị bệnh sán lá gan do ăn cá sống, ngoài ra trong ao nuôi cá th−ờng dùng phân bắc ch−a ủ và làm nhà vệ sinh trực tiếp trên ao nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phân của bệnh nhân có sán lá gan lây lan bệnh nên biện pháp phòng bệnh tốt nhất là không ăn cá sống, tăng c−ờng quản lý sử dụng phân, phân tr−ớc khi dùng để cho cá phải ủ kỹ. Cải tạo ao để tiêu diệt ký chủ trung gian. Năm 1996 Bộ môn bệnh cá Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I h−ớng dẫn ng− dân vùng Kim Sơn Ninh Bình nuôi cá mè bằng phân vô cơ và tẩy ao tr−ớc khi nuôi. Kết quả sau 8 tháng cá mè không bị nhiễm Metacercaria, ao đối chứng cá vẫn nhiễm ấu trùng sán 40 - 60 %.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)