Bệnh trùng bánh xe 1 Tác nhân gây bệnh.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 69 - 71)

10. Bệnh do Ngành trùng lông Ciliophora Doflein,

10.9. Bệnh trùng bánh xe 1 Tác nhân gây bệnh.

10.9.1. Tác nhân gây bệnh. Lớp Peritricha Stein,1859 Bộ Peritrichida F.Stein,1859 Bộ phụ Mobilina Kahl,1933 Họ Trichodonidae Claus,1874

Bệnh học thủy sản- phần 3 289

1.Giống Trichodina ehrenberg,1830

2.Giống Trichodinella Sramek -Husek,1953

3.Giống Tripartiella Lom,1959

Họ trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống, nh−ng ở Việt Nam th−ờng gặp các loài thuộc 3 giống trên ký sinh ở cá n−ớc ngọt, n−ớc mặn, l−ỡng thể và bò sát. Những giống loài th−ờng gặp: Trichodina nigra, Trichodina nobilis, Trichodina pediculus, Trichodina siluri,

Trichodina domerguei domerguei, Trichodina mutabilis, Trichodinella epizootica,

Tripartiella bulbosa (xem bảng 43-hình 274).

Hình dạng cấu tạo của cơ thể Trichodina nhìn mặt bên giống nh− cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống nh− bánh xe nên có tên trùng bánh xe. Nhìn chính diện có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các đ−ờng phóng xạ. Vòng răng có nhiều thể răng, mỗi thể răng có dạng gần nh− chữ “V” bao gồm thân răng ở phía ngoài dạng hình l−ỡi rìu, hình tròn hay hình bầu dục, còn móc răng ở phía trong th−ờng dạng hình kim. Các thể răng sắp xếp sít nhau, cái nọ chồng lên cái kia tạo thành một đ−ờng vòng tròn. Hình dạng, số l−ợng răng và đ−ờng phóng xạ là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại. Xung quanh cơ thể có lông tơ phân bố, lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt. Cơ thể nhìn ngiêng ở phía trên ta thấy có rãnh miệng, tiếp theo rãnh miệng là miệng, rãnh miệng có đai lông tơ ở bên trên và đai lông tơ ở bên d−ới. Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể th−ờng bắt màu rõ và 1 hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh hạch lớn (hình 273).

Hình 273: Cấu tạo của Trichodina A. Quan sát mặt bên

B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng; 2. Miệng; 3. Nhân nhỏ; 4. Không bào ; 5. Lông tơ trên; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ d−ới; 8. Đ−ờng phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10. Hầu ; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13. Đai lông tơ biên;

Trùng bánh xe sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính phân chia đơn giản, tuỳ theo từng loài chúng sinh sản gần nh− quanh năm: Trichodina nigra, Tripartiella bulbosa thì sinh sản trong điều kiện thời tiết ấm, nhiệt độ 22-280C; Trichodina pediculus có thể sinh sản trong

điều kiện thời tiết lạnh: ở 160C trùng vẫn có thể sinh sản đ−ợc (Theo D.Ivanov, 1969).

Trùng bánh xe có thể sống tự do trong n−ớc (ngoài ký chủ) từ 1-1,5 ngày. Trùng ký sinh chủ yếu ở da, mang, khoang mũi của cá.

10.9.2. Dấu hiệu bệnh lý.

Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở d−ới n−ớc thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, th−ờng nổi từng đàn lên mặt n−ớc, riêng cá tra giống th−ờng nhô hẳn đầu lên mặt n−ớc và lắc mạnh, ng−ời nuôi cá gọi là bệnh “lắc đầu”. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định h−ớng. Sau hết cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết. Ng−ời nuôi cá tra giống còn gọi bệnh này là bệnh “trái”, vì sau mấy hôm trời âm u không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng gây thành dịch bệnh khiến cá chết hàng loạt. Đàn cá nếu bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý trị

Bùi Quang Tề 290

bệnh kịp thời cá sẽ chết nhiều. Khi kiểm tra tỷ lệ cảm nhiễm của đàn, nếu tỷ lệ cảm nhiễm 90-100%, c−ờng độ cảm nhiễm 20-30 trùng/ thị tr−ờng 9 x 10 là nguy hiểm. Đàn cá phát bệnh khi c−ờng độ cảm nhiễm 50-100 trùng/ thị tr−ờng 9 x 10. Bệnh nặng c−ờng độ cảm nhiễm có khi tới 200-250 trùng/ thị tr−ờng 9 x 10, trùng bám dày đặc trên da, vây và mang cá.

Hình 274: Trùng bánh xe th−ờng gặp ở Việt Nam: 1- Trichodina acuta; 2- T. domerguei

domerguei; 3- T. nigra; 4- T. rectangle rectangli; 5- T. nigra; 6- Trichodinella subtilis ; 7- Trichodina mutabilis; 8- Tripartiella obtusa; 9- Trichodina mutabilis; 10- T. heterodentata;

11- Trichodinella epizootica ; 12- Tripartiella bulbosa;13- Trichodina orientalis; 14- T. rectangle perforata; 15- T. siluri; 16- T. nobilis; 17- T. centrostrigata; 18- Paratrichodina incisa; 19- Trichodina gasterostei; 20- Tripartiella clavodonta.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)